Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Phạm Nguyên Nhung
Tên đề tài luận án: Phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh (giai đoạn 1941 – 1969)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Nguyên Nhung       

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 08-12-1981                                                           

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết đinh công nhận nghiên cứu sinh số: 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/11/2011 của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, hình thức đào tạo

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định số 3203/QĐ-XHNV-SĐH về việc kéo dài thời gian học tập của NCS khóa QH-2011-X ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, thời hạn 12 tháng.

- Quyết định số 167/QĐ-XHNV về việc kéo dài thời gian học tập của NCS khóa QH-2011-X ngày 20 tháng 01 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, thời hạn 12 tháng.

7. Tên đề tài luận án: Phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh (giai đoạn 1941 – 1969)

8. Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ                              

9. Mã số: 62 22 01 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đinh Văn Đức

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án mô tả và phân tích cấu trúc của diễn ngôn có nội dung kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ những phân tích này, luận án chỉ ra cấu trúc điển hình của diễn ngôn có nội dung kêu gọi.

- Luận án phân tích hành động kêu gọi, hành động khuyên bảo và hành động khuyến nghị trong diễn ngôn có nội dung kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Luận án phân tích các chiến lược giao tiếp và từ dùng để xưng hô như là biểu hiện quyền lực ngôn ngữ.

- Luận án thực hiện nghiên cứu ba trường hợp để làm rõ những đặc trưng của diễn ngôn có nội dung kêu gọi và ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu về ngôn ngữ và diễn ngôn có nội dung kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ bình diện chức năng.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):

- Nghiên cứu hành động ngôn từ trong các diễn ngôn kêu gọi.

- Biểu hiện quyền lực ngôn ngữ qua các diễn ngôn Lời kêu gọi của Hồ chủ tịch.

- Chiến lược giao tiếp trong diễn ngôn có nội dung kêu gọi từ lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1.   Phạm Nguyên Nhung (2015), "Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về ngôn ngữ qua bài viết "Phải học cách nói, tiếng nói của quần chúng"", Tạp chí Giáo dục và xã hội (Số đặc biệt tháng 4), tr. 3-5.

2.   Phạm Nguyên Nhung (2016), "Sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong diễn ngôn kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh", Tạp chí Giáo dục và xã hội (66), tr. 67-70.

3.   Phạm Nguyên Nhung (2017), “Chiến lược giao tiếp trong Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (4), tr. 8-11.

4.   Phạm Nguyên Nhung (2017), “Biểu hiện của quyền lực phát ngôn qua cách xưng hô trong lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Từ điển và Bách khoa thư (3), tr. 67-73.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   |