1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hà Văn Định
2. Giới tính: Nam
3. Ngày, tháng, năm sinh: 13/4/1985
4. Nơi sinh: tỉnh Hòa Bình
5. Quyết định số 4974/QĐ - ĐHQGHN ngày 31/12 /2013 của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc công nhận là nghiên cứu sinh
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định số 112/QĐ-ĐHQGHN ngày 16/01/2017 của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian học tập 12 tháng.
- Điều chỉnh tên đề tài theo Quyết nghị của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở luận án tiến sĩ ngày 08 tháng 04 năm 2017 cho phù hợp với kết quả nghiên cứu của luận án. Tên luận án cũ là “Dựa vào cộng đồng để sử dụng khôn khéo đất ngập nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu – trường hợp đất lúa nước của huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang”, được điều chỉnh thành “Sử dụng khôn khéo đất lúa nước dựa vào cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang”.
7. Tên đề tài luận án: Sử dụng khôn khéo đất lúa nước dựa vào cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
8. Chuyên ngành: Môi trường và phát triển bền vững
9. Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: (1) PGS.TS. Lê Diên Dực; (2) TS. Nguyễn Võ Linh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án
- Trên cơ sở sử dụng cách tiếp cận dựa vào cộng đồng và tiếp cận hệ sinh thái, luận án đã đưa vấn đề cộng đồng vào thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) trong sử dụng đất lúa nước tại khu vực ven biển. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã chứng minh được vai trò quan trọng của cộng đồng trong sử dụng hiệu quả đất lúa nước và thích ứng với BĐKH tại khu vực ven biển.
- Áp dụng phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu MCE để đề xuất được các mô hình sử dụng đất lúa nước thích ứng với BĐKH nhằm chứng minh BĐKH có thể là cơ hội để thay đổi mô hình sinh kế nông nghiệp trên nền đất lúa nước có hiệu quả hơn so với trồng lúa độc canh.
- Đề xuất được các giải pháp áp dụng tri thức bản địa để sử dụng khôn khéo đất lúa nước thích ứng với BĐKH nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực trên cơ sở có sự đồng thuận, chia sẻ lợi ích giữa các cộng đồng liên quan trên cơ sở thực hiện 9 bước tham gia của cộng đồng vào một đề tài/dự án cụ thể và 5 nguyên tắc quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng.
- Phát hiện ra được những bất cập của chính sách sử dụng đất lúa trong bối cảnh BĐKH từ đó đưa ra những khuyến nghị điều chỉnh để tạo điều kiện cho việc sử dụng đất lúa được hiệu quả hơn.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận góp phần bổ sung cơ sở thực tiễn để các nhà quản lý tỉnh Tiền Giang và huyện Gò Công Đông xem xét, tham khảo trong quá trình xây dựng chiến lược, kế hoạch sử dụng đất lúa nước thích ứng với BĐKH.
Kết quả nghiên cứu đưa ra khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý cấp vĩ mô nhằm điều chỉnh lại những điểm bất cập “hay những rào cản” của cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho việc nhân rộng các mô hình sử dụng đất lúa có khả năng biến những bất cập của BĐKH thành những cơ hội để nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa.
13. Những nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu thử nghiệm nhân rộng các mô hình sử dụng khôn khéo đất lúa nước thích ứng với BĐKH và giám sát, đánh giá một cách toàn diện đối với hiệu quả của quá trình nhân rộng.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án
(1) Hà Văn Định, Lê Diên Dực, Nguyễn Võ Linh, Lê Thái Bạt (2016), “Đổi mới tư duy và thay đổi mô hình sinh kế nông nghiệp trên nền đất lúa nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang”. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Số đăng tháng 10 năm 2016), tr.28-35.
(2) Hà Văn Định, Lê Diên Dực, Đào Châu Thu (2016), “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lúa nước huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang”, Tạp chí Khoa học đất, Hội khoa học Đất Việt Nam (48), tr.125-127.
(3) Hà Văn Định, Nguyễn Võ Linh, Hoàng Văn Thắng, Hoàng Công Mệnh (2016), “Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến đất lúa nước huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang”, Tạp chí Khoa học đất, Hội khoa học đất Việt Nam (49), tr.71-77.
(4) Hà Văn Định (2017), “Hệ sinh thái nông nghiệp và vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững: Một số vấn đề từ lý luận đến thực tiễn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr.101-122.
|