Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Mai Văn Duẩn
Tên đề tài luận án: “Pháp luật về bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam hiện nay”;

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Mai Văn Duẩn;

2. Giới tính: Nam;

3. Sinh ngày: 16/7/1976;

4. Nơi sinh: xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh;

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 4643/QĐ-ĐHQGHN ngày 20/12/2013 của Đại học Quốc gia Hà Nội;

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 575/QĐ-KL ngày 26/5/2014 của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội về việc thay đổi tên đề tài luận án;

7. Tên đề tài luận án: “Pháp luật về bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam hiện nay”;

8. Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật;

9. Mã số: 62 38 01 01;

10. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, PGS. TS. Vũ Công Giao.

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Tập hợp, phân tích một cách hệ thống các vấn đề lý luận về bảo vệ người tố cáo mà chưa hoặc đã được đề cập nhưng còn thiếu thống nhất và thiếu toàn diện trong một số công trình nghiên cứu khác, cụ thể như về những cách tiếp cận trong việc bảo vệ người tố cáo; nhu cầu bảo vệ người tố cáo; vai trò, đặc điểm, nội dung, hình thức pháp luật bảo vệ người tố cáo; các tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tố cáo; những yêu cầu về bảo vệ người tố cáo trong Công ước của Liên hiệp quốc về phòng chống tham nhũng; những bài học kinh nghiệm về xây dựng và thực thi pháp luật bảo vệ người tố cáo ở một số nước trên thế giới và khả năng áp dụng ở Việt Nam;

Phân tích và đánh giá một cách toàn diện khuôn khổ pháp luật hiện hành về bảo vệ người tố cáo, dựa trên các tiêu chí về tính thống nhất, tính phù hợp, khả thi với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, và tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan và với pháp luật của một số quốc gia trong vấn đề này; Phân tích, đánh giá việc thực thi pháp luật của các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền, từ đó chỉ ra những bất cập, hạn chế cùng nguyên nhân, đồng thời đề xuất các yêu cầu và giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp luật bảo vệ người tố cáo của nước ta trong thời gian tới.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Về mặt lý luận, luận án bổ sung một nguồn tư liệu hữu ích, tin cậy vào những nghiên cứu hiện có về tố cáobảo vệ người tố cáo, qua đó giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy pháp luật có cách nhìn nhận sâu sắc, toàn diện hơn về pháp luật và cơ chế bảo vệ người tố cáo trên thế giới và ở Việt Nam.  

- Về mặt thực tiễn, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước hữu quan và các tổ chức xã hội trong việc sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật, cũng như tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện các văn bản pháp luật bảo vệ người tố cáo. Ngoài ra, luận án còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu của  các cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Bảo vệ người tố cáo là một nội dung mới, vì thế còn khá nhiều vấn đề mà luận án còn bỏ ngỏ, cần tiếp tục được nghiên cứu và làm rõ hơn, cụ thể:

- Xây dựng cơ chế giải quyết khiếu kiện hành vi trả thù, trù dập người tố cáo;

- Xây dựng mô hình, tổ chức và hoạt động của cơ quan thực thi pháp luật  bảo vệ người tố cáo;

- Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nhằm bảo vệ người tố cáo, người làm chứng khi tham gia tố tụng;

- Hoàn thiện và đổi mới cơ chế giải quyết tố cáo hành chính nhằm bảo vệ người tố cáo.

Những nội dung này hy vọng có thể được tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn trong thời gian tới, nhằm tiếp tục đóng góp vào việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tố cáo nói riêng và pháp luật tố cáo nói chung, từ đó hướng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước, xã hội trong bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người tiến tới xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, tiến bộ, văn minh.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

1. Mai Văn Duẩn (2017), “Kinh nghiệm bảo vệ người tố cáo trong pháp luật quốc tế và một số quốc gia”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 4, tr.55-64.

2. Mai Văn Duẩn (2016), “Luật Tố cáo: Một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 11, tr.30-37.

3. Mai Văn Duẩn (2016), “Bàn về các biện pháp bảo vệ người tố cáo”, Tạp chí Thanh tra, số 01, tr.21-24.

4. Mai Văn Duẩn (2015), “Kinh nghiệm về bảo vệ người tố cáo của Hàn Quốc”, Tạp chí Thanh tra, số 10, tr.41-43.

5. Mai Văn Duẩn (2015) “Quan niệm về tố cáo và giải quyết tố cáo của một số tổ chức quốc tế và quốc gia trên thế giới”, Tạp chí Thanh tra, số 7, tr.46-49.

6. Mai Văn Duẩn, Lê Minh Tùng (2013), “Đổi mới mô hình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 23, kỳ 1, tháng 12, tr.48-56.

7. Mai Văn Duẩn, Ths. Lê Minh Tùng (2014), “Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 13, kỳ 1, tháng 12, tr.50-56.

8. Mai Văn Duẩn (2011), “Về cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Thanh tra, số 12, tr.17-19.

9. Mai Văn Duẩn (2012), “Phạm vi, giới hạn và thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo Luật Khiếu nại”, Tạp chí Thanh tra, số 7, tr.35-37.

10. Mai Văn Duẩn (2012), “Thời điểm quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật”, Tạp chí Thanh tra, số 9, tr.14-15.

11. Vũ  Mai (Bút danh) (2012), “Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tiếp công dân tỉnh”, Tạp chí Thanh tra, số 10, tr.15-16.

12. Mai Văn Duẩn (2012), “Về thời hạn giải quyết khiếu nại”, http:/ www. ThanhtraVietnam.vn.

 Thu Thủy - Ban Đào tạo, ĐHQGHN
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   |