1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Hoàng Anh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 01/6/1982
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Quyết định số 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH ký ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở hiện nay (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Nam)
8. Chuyên ngành: Xã hội học
9. Mã số: 62 31 03 01
10. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Quyết
11. Tóm tắt kết quả mới của luận án:
· Trên cơ sở hệ thống hóa các nghiên cứu lý luận về chất lượng nguồn nhân lực cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở, luận án đã xây dựng các tiêu chí đo lường chất lượng nguồn nhân lực cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở hiện nay và làm rõ một số khái niệm có liên quan.
· Bằng việc kết hợp sử dụng phương pháp điều tra định lượng và định tính của xã hội học, luận án đã chỉ ra thực trạng chất lượng nguồn nhân lực cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở hiện nay được xem xét từ đánh giá của cán bộ Hội và hội viên, đội ngũ lãnh đạo Hội cấp trên và lãnh đạo chính quyền địa phương theo các khía cạnh: trình độ chuyên môn và đào tạo; việc thực hiện nhiệm vụ; uy tín tại cộng đồng; phẩm chất đạo đức, tinh thần, thái độ, nhiệt tình trong công tác; tình trạng sức khỏe cơ bản.
· Luận án đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở như các đặc điểm dân số, xã hội thuộc cá nhân cán bộ Hội; điều kiện/hoàn cảnh gia đình; chế độ chính sách, đãi ngộ.
· Luận án đã đề xuất một số biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở hiện nay.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (1) Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Nam có thể tham khảo để đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ nữ cơ sở, cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở hiện nay và thực hiện các giải pháp can thiệp; (2) Các trường đại học, các tổ chức phi chính phủ địa phương và quốc tế đang triển khai các chương trình, dự án liên quan đến nâng cao chất lượng cán bộ nữ và có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của luận án này là một tài liệu tham khảo; (3) Đối với cá nhân nghiên cứu sinh, kết quả nghiên cứu của luận án được sử dụng trong công việc hàng ngày.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực cán bộ Hội cơ sở; chất lượng thực hành kiến thức và kỹ năng của cán bộ Hội cơ sở.
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
· Nguyễn Hoàng Anh (2014), “Một số giải pháp nhằm phát huy những lợi thế và giảm thiếu các hạn chế về nguồn nhân lực trong quá trình đô thị hóa Tây Nguyên”, Kỷ yếu Hội thảo “Đô thị hoá và quản lý quá trình đô thị hoá trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: lý luận và thực tiễn” - Đề tài TN3/X15 (Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên lần thứ 3), tr 151 - 159.
· Nguyễn Hoàng Anh (2016), “Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Nam)”, Thông tin Khoa học xã hội (9), tr. 41 - 47.
· Nguyễn Hoàng Anh (2016), “Ảnh hưởng của một số yếu tố cá nhân tới chất lượng nguồn nhân lực cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (Số đặc biệt Tháng 9/2016), tr. 138 - 146.
· Nguyễn Hoàng Anh (2016), “Chất lượng cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở qua phân tích thực trạng trình độ học vấn và kỹ năng công tác (trường hợp tỉnh Hà Nam)”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học cán bộ trẻ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
|