1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Hoài Phương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 15/01/1973
4. Nơi sinh: Hưng Yên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4152/QĐ-SĐH, ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu chức năng tác động của diễn ngôn (trên tư liệu diễn văn chính trị tiếng Việt)
8. Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ 9. Mã số: 62 22 01 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Đinh Văn Đức
11. Tóm tắt các kết qủa mới cùa luận án:
Luận án đã xây dựng được khái niệm "diễn văn chính trị" và "diễn văn chính trị tiếng Việt";
Luận án xác lập được bốn nhóm biểu thức từ ngữ xưng hô phổ biến mang dấu ấn quyền lực cá nhân và quyền lực tập thể thực hiện chức năng tác động trong diễn văn chính trị tiếng Việt.
Luận án đã nhận diện và phân tích lợi thế của ba nhóm lập luận khi tham gia thực hiện chức năng tác động trong diễn văn chính trị tiếng Việt gồm: lập luận đơn, lập luận phức; lập luận đồng hướng, lập luận nghịch hướng và lập luận tường minh, lập luận hàm ẩn. Việc sử dụng loại lập luận tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức của người nghe, nội dung vấn đề và hoàn cảnh giao tiếp. Lập luận của diễn văn là vũ khí sắc bén để thuyết phục người nghe.
Luận án cũng đã chỉ ra đóng góp của ẩn dụ tu từ và lặp trong diễn văn chính trị tiếng Việt khi tác động vào người nghe nhằm tăng cường giá trị thẩm mỹ, giá trị biểu cảm, giá trị thông tin cho diễn văn chính trị tiếng Việt và tạo dấu ấn cá nhân cho chính khách.
Luận án đã đưa ra một vài đề xuất đối với người viết diễn văn chính trị tiếng Việt trong việc chọn lựa, sử dụng từ ngữ xưng hô, lập luận, phương tiện và biện pháp tu từ sao cho có sức tác động mạnh mẽ nhất đến người tiếp nhận diễn văn.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận án là một công trình nghiên cứu ngôn ngữ học, kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần xây dựng cơ sở lý thuyết cho môn học “Nghệ thuật phát biểu miệng”, môn “Các thể loại phát biểu miệng", môn "Kỹ năng giao tiếp chính trị", "Giao tiếp và đàm phán trong quan hệ quốc tế", "Kỹ năng lãnh đạo quản lý" của ngành Chính trị học và Báo chí truyền thông tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các chính khách hoặc những ai mà công việc đòi hỏi phải diễn thuyết trước công chúng; cho những ai có quan tâm đến diễn văn chính trị.
13. Những hướng nghiên cửu tiếp theo:
Nghiên cứu về tình thái hay hành động ngôn từ, tác tử và kết tử lập luận trong diễn văn chính trị tiếng Việt; nghiên cứu chức năng tác động ở dạng diễn ngôn nói; đối chiếu diễn văn chính trị tiếng Việt với diễn văn chính trị thuộc các ngôn ngữ khác trên thế giới.
14. Các công trinh đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Vũ Hoài Phương (2013), "Diễn văn chính trị tiếng Việt nhìn từ góc độ lý thuyết", Kỷ yếu Hội thảo quốc tế "Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, tr. 1219 - 1234.
2. Vũ Hoài Phương (2014), "Quan điểm của Hồ Chí Minh về tuyên truyền miệng", Tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thông (7), tr. 6 - 9.
3. Vũ Hoài Phương, Trần Thị Vân Anh (2015), "Phong cách Hồ Chí Minh qua khảo sát các biện pháp tu từ trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập", Tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thông (5), tr. 50 - 54.
4. Vũ Hoài Phương (2016), "Giá trị thời đại diễn ngôn Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh", Tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thông (5), tr. 20 - 23.
5. Vũ Hoài Phương (2016), "Từ ngữ xưng hô biểu thị quyền lực trong diễn văn chính trị tiếng Việt", Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế "Nghiên cứu và giảng dạy Ngôn ngữ học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn", tr. 393 - 403.
|