1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Chu Thị Huyền Yến
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 07/10/1980
4. Nơi sinh: Quảng Nam
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV- SĐH, ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn đào tạo thêm 02 tháng
7. Tên đề tài luận án: Một số yếu tố xã hội tác động đến việc bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh.
8. Chuyên ngành: Xã hội học
9. Mã số: 62310301
10. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Thị Vân Chi và TS. Mai Thị Kim Thanh
11. Tóm tắt kết quả mới của luận án:
(1) Trên cơ sở hệ thống hóa các nghiên cứu lý luận về việc bảo tồn giá trị truyền thống quan họ, luận án đã xây dựng khái niệm khám bảo tồn và làm rõ một số khái niệm liên quan.
(2) Bằng việc kết hợp sử dụng các phương pháp điều tra định lượng và định tính của Xã hội học, luận án đã chỉ ra thực trạng việc bảo tồn giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh hiện nay.
(3) Luận án đã phân tích được các yếu tố tác động đến việc bảo tồn giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh.
(4) Luận án đã đề xuất một số biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo tồn giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
(1) Các cơ quan chính quyền Bắc Ninh có thể tham khảo để bổ sung và hoàn thiện chính sách tại địa phương.
(2) Làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa về việc bảo tồn giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Hoạt động truyền thông với việc bảo tồn giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh, Vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh.
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
1. Chu Thị Huyền Yến (2016), “Quan điểm cấu trúc – chức năng trong nghiên cứu giá trị văn hóa”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội (40), tr.101 – 109.
2. Chu Thị Huyền Yến (2016), “Toàn cầu hóa với việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống”, Tạp chí văn hóa nghệ thuật (387), tr. 27 – 30.
3. Chu Thị Huyền Yến (2017), “Vai trò của người dân trong bảo tồn giá trị quan họ làng Vân Khám”, Tạp chí văn hóa nghệ thuật (399), tr. 18 – 21.
|