Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Bùi Thị Hải Như
Tên đề tài luận án: Giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Bùi Thị Hải Như           

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 05/09/1983                                               

4. Nơi sinh: Phú Thọ

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4439/QĐ-ĐT, ngày 20 tháng 12 năm 2012

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Kéo dài thời hạn học tập theo Quyết định số 350/QĐ-ĐHQGHN, ngày 19 tháng 02 năm 2016

- Trả về địa phương theo Quyết định số 974/QĐ-KL ngày 29 tháng 12 năm 2016

7. Tên đề tài luận án: Giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam

8. Chuyên ngành: Luật Kinh tế                                       

9. Mã số: 62 38 01 07

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

1. TS. Phan Thị Thanh Thủy

2. TS. Nguyễn Thị Lan Hương

11. Tóm tắt các kết quả mới của Luận án:

Luận án đã xây dựng được mô hình lý luận về phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu. Trong đó, các kết quả mới sau đã được nghiên cứu:

- Phân tích rõ đặc điểm của nhãn hiệu để xác định tính chất dân sự hay thương mại hay đặc biệt của tranh chấp nhãn hiệu;

- Đánh giá tính hiệu quả và phù hợp của các phương thức giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay;

- Xây dựng lý luận hệ thống các hình thức giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan trong và ngoài nhà nước liên quan tới nhãn hiệu;

- Xây dựng quy tắc khuyến khích và hạn chế một cách cân đối giữa các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu;

- Kiến nghị những giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện nay về giải quyết tranh chấp nhãn hiệu.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu một cách đồng bộ và có hệ thống về vấn đề giải quyết tranh chấp nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam ở cấp độ luận án tiến sĩ Luật học. Những kiến nghị về giải pháp hoàn thiện phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu ở Việt Nam hiện nay có thể phục vụ đắc lực cho công tác lập pháp cũng như áp dụng pháp luật.

- Ngoài ra, luận án còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo cho các nhà luật học, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên thuộc chuyên ngành Luật Kinh tế trong các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học tại Việt Nam.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Bùi Thị Hải Như (2015), “Nhãn hiệu và tranh chấp nhãn hiệu”, Dân chủ và Pháp luật, 9(282), tr. 35-38.

- Bùi Thị Hải Như (2016), “Các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu”, Dân chủ và Pháp luật, 3(288), tr. 37-41.

 Lê Thủy - Ban Đào tạo, ĐHQGHN
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   |