1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Ngọc Linh
2.Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 12/05/1981
4. Nơi sinh: Bắc Ninh
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 2535/QĐ-ĐT, ngày 31/7/2012 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi tên đề tài luận án theo Quyết định số 1231/QĐ-KL ngày 25/12/2014 của Chủ nhiệm Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: Các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam
8. Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự;
9. Mã số: 62.38.01.04
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Quốc Toản
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Nghiên cứu một cách hệ thống, đồng bộ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam, luận án đã đạt được những kết quả mới về khoa học như sau:
- Xây dựng thành công cơ sở lý luận về các tội xâm phạm tình dục, bao gồm: xây dựng khái niệm khoa học, xác định các đặc điểm, căn cứ quy định các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam.
- Hệ thống hóa sự hình thành và phát triển quy định về các tội xâm phạm tình dục trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam từ thời phong kiến cho đến nay và nghiên cứu, so sánh quy định các tội phạm này trong Bộ luật hình sự của một số quốc gia trên thế giới với quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam, để kế thừa, học tập kinh nghiệm lập pháp.
- Phân tích nội dung quy định các tội xâm phạm tình dục trong Bộ luật hình sự năm 1999 để đánh giá tồn tại, hạn chế của quy định này và thực tiễn áp dụng trong 12 năm (từ 2006 đến năm 2017); trên cơ sở đó chỉ ra các nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó.
- Đánh giá những điểm mới, tiến bộ và chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong các quy định về các tội xâm phạm tình dục của Bộ luật hình sự năm 2015.
- Đề xuất mô hình lập pháp về các tội xâm phạm tình dục nhằm tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định này trong Bộ luật hình sự 2015.
- Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân hạn chế trong thực tiễn áp dụng, luận án kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Những phát hiện của luận án trong đánh giá thực trạng và thực tiễn áp dụng các quy định về các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam góp phần phục vụ cho thực tiễn xét xử, giải quyết đúng đắn các vụ án về các tội xâm phạm tình dục, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; những kiến nghị của luận án về giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định này có thể phục vụ đắc lực cho công tác lập pháp cũng như áp dụng pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống hiệu quả các tội phạm này
Ngoài ra, luận án còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học - luật gia, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự trong các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học tại Việt Nam.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Bảo vệ quyền tự do tình dục an toàn của cá nhân trong pháp luật hình sự;
- Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm tình dục.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Nguyễn Thị Ngọc Linh (2016), “Khái niệm giao cấu và hành vi quan hệ tình dục khác từ Điều 141 đến Điều 146, điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015”, Tạp chí Nghề Luật, Số (2), tr.48, 49 và 61.
[2] Nguyễn Thị Ngọc Linh (2016), “Nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm xâm hại tình dục hiện nay”, Tạp chí Quản lí Nhà nước, Số (5), tr.74-77.
[3] Nguyễn Thị Ngọc Linh (2016), “Bàn về Điều 145 Bộ luật Hình sự năm 2015”, Tạp chí Toà án Nhân dân, Số (11), tr32-35.
[4] Nguyễn Thị Ngọc Linh (2016), “Các tội XPTD: so sánh giữa Bộ luật Hình sự năm 1999 và năm 2015”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Số (8), tr.48 - 52.
[5] Nguyễn Thị Ngọc Linh (2016), “Những quy định mới về các tội XPTD trẻ em trong Bộ luật Hình sự năm 2015”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, Số (4), tr.22-29
[6] Nguyễn Thị Ngọc Linh (2017), “Cần bổ sung tội quấy rối tình dục vào nhóm tội xâm phạm tình dục trong Bộ luật Hình sự năm 2015”, Tạp chí Toà án Nhân dân, Số (05), tr.39-41.
[7] Nguyễn Thị Ngọc Linh (2017), “Quy định của bộ luật hình sự một số nước trên thế giới về các tội xâm phạm tình dục và kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Nội vụ, Số (20), tr.102-108.
|