1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Dương Thị Thanh Xuyến
2.Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 21/02/1974
4. Nơi sinh: Thành phố Hải Phòng
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 4374/QĐ-KHTN-CTSV ngày 03/12/2012 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Đề tài được đổi tên thành "Đánh giá tài nguyên, kinh tế - xã hội và môi trường cho định hướng quy hoạch tổng thể đới bờ biển tỉnh Bình Thuận" tại Quyết định số 5595/QĐ-ĐHKHTN ngày 03/12/2015 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: Đánh giá tài nguyên, kinh tế - xã hội và môi trường cho định hướng quy hoạch tổng thể đới bờ biển tỉnh Bình Thuận
8. Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
9. Mã số: 62850101
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: GS.TS. Trần Nghi
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Xác định được sự phân hóa không gian đới bờ tỉnh Bình Thuận với 4 vùng tự nhiên: (1) vùng đồng bằng thấp sông - vũng vịnh tuổi Holocen muộn (Q23); (2) vùng thềm cát, cồn cát, đê cát ven bờ tuổi Đệ Tứ không phân chia (Q); (3) vùng triều hiện đại (Q23); (4) vùng biển nông ven bờ tuổi từ Holocen sớm giữa đến hiện đại (Q21-2-Q23).
- Xác định được một số nhóm mâu thuẫn, xung đột chủ yếu trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên phát triển kinh tế đới bờ biển tỉnh Bình Thuận, bao gồm: xung đột giữa hoạt động du lịch với khai thác khoáng sản; mâu thuẫn, xung đột giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- Đề xuất các định hướng phát triển bền vững đới bờ tỉnh Bình Thuận theo các vùng tự nhiên với thứ tự ưu tiên: Phát triển du lịch, khai thác thủy sản, phát triển năng lượng sạch (gió, mặt trời và sóng) và khai thác sa khoáng Titan trên cơ sở phân tích chi phí lợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Đề tài luận án có tính cấp thiết và tính thời sự cao liên quan đến hướng đánh giá tài nguyên, kinh tế - xã hội và môi trường cho định hướng quy hoạch tổng thể đới bờ tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về nghiên cứu địa chất Đệ Tứ và địa mạo cho xác định các vùng tự nhiên phục vụ quy hoạch tổng thể đới bờ tỉnh Bình Thuận
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Tính toán lợi ích chi phí của các tài nguyên còn lại theo từng mốc thời gian khác nhau, làm cơ sở tổng hợp, đánh giá mức độ đóng góp của từng loại tài nguyên trong phát triển kinh tế đới bờ tỉnh Bình Thuận. Tính toán, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với tài nguyên, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội đới bờ tỉnh Bình Thuận với các mốc thời gian khác nhau. Xây dựng dự thảo Quy hoạch tổng thể đới bờ tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Dương Thị Thanh Xuyến, Trần Nghi, Đỗ Thị Ngọc Thúy, Nguyễn Đình Thái, Nguyễn Văn Tuấn (2017), “Cơ sở khoa học định hướng quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đới bờ biển tỉnh Bình Thuận”, Tạp chí Môi trường, chuyên đề II, tr. 68-71.
[2] Dương Thị Thanh Xuyến, Trần Nghi, Nguyễn Đình Thái, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Thị Tuyến (2017), “Formation process of coastal ecoregions in relation to quaternery geologycal activities in Binh Thuan”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, tập 17, số 3 (2017), tr 333-341.
[3] Dương Thị Thanh Xuyến, Trần Nghi, Đỗ Thị Ngọc Thúy, Nguyễn Đình Thái, Đỗ Mạnh Tuân, (2017), “Phân tích chi phí lợi ích khai thác một số dạng tài nguyên quan trọng khu vực đới bờ tỉnh Bình Thuận”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 3 (2017), tr 79-86.
[4] Dương Thị Thanh Xuyến, Trần Nghi, Nguyễn Đình Thái, Nguyễn Văn Tuấn (2017), “Những mâu thuẫn và xung đột trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch và sa khoáng Titan khu vực đới bờ biển tỉnh Bình Thuận”, Tạp chí Môi trường, chuyên đề III (đang chờ đăng).
|