1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Anh Tuấn
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 11/06/1977
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2535 /QĐ-SĐH ngày 31 tháng 07 năm 2012 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định kéo dài thời gian đào tạo số 350/QĐ- ĐHQGHN ngày 19/02/2016 và số 114/QĐ- ĐHQGHN ngày 16/01/2017 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn của Luật Hình sự Việt Nam”
8. Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
9. Mã số: 62 38 01 04
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Lê Văn Cảm
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
So với các công trình khoa học đã công bố nghiên cứu về đề tài nguồn của luật hình sự, luận án có những điểm mới sau đây:
Một là, luận án đã phân tích, làm rõ nội hàm khái niệm nguồn của luật hình sự, đặc điểm và nhiệm vụ của nguồn của luật hình sự.
Hai là, luận án đã xây dựng lý luận về mô hình hệ thống nguồn của luật hình sự. Tác giả luận án lần đầu tiên đề xuất quan điểm về nguồn giải thích của luật hình sự. Theo tác giả luận án, nguồn của luật hình sự là một hệ thống thống nhất, bao gồm hai bộ phận cấu thành là: 1) Nguồn quy định tội phạm, hình phạt và các chế định pháp lý hình sự khác và 2) Nguồn giải thích của luật hình sự.
Ba là, luận án đã nghiên cứu một cách hệ thống nguồn của luật hình sự trong các truyền thống pháp luật lớn trên thế giới dưới góc độ luật so sánh.
Bốn là, luận án đã khảo sát thực tiễn sử dụng cả hai loại nguồn của luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay, từ đó đưa ra những đánh giá về ưu điểm, nhược điểm, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này.
Năm là, luận án đã nêu các yêu cầu và đề xuất các kiến nghị phù hợp, có tính khả thi nhằm hoàn thiện nguồn của luật hình sự Việt Nam trong thời gian tới.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận án có khả năng ứng dụng trực tiếp vào thực tiễn xây dựng pháp luật hình sự ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở lý luận cho các nhà lập pháp Việt Nam đưa ra các quyết sách về mô hình mới về nguồn của luật hình sự; đồng thời cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của các nguồn giải thích của luật hình sự Việt Nam, nhất là nguồn án lệ hình sự. Bên cạnh đó, luật án cũng là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn học luật hình sự Việt Nam, môn học Lý luận về nhà nước và pháp luật, môn học luật so sánh trong các trường, cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam hiện nay.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Về lý luận: tiếp tục phát triển lý thuyết nguồn của luật hình sự, đặc biệt là vấn đề mô hình nguồn của luật hình sự; đồng thời nghiên cứu sâu về nguồn của luật hình sự dưới góc độ luật so sánh; Về thực tiễn: tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về đặc trưng của nguồn luật hình sự Việt Nam trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử.
14. Các công trình đã công bố có liên quan:
1. Nguyễn Anh Tuấn (2017), “Bàn về khái niệm nguồn của luật hình sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (07), (110), trang 74-80.
2. Nguyễn Anh Tuấn (2015), “Nguồn của luật hình sự một số nước trên thế giới”, Tạp chí Kiểm sát, (Xuân) tháng 1/2017, trang 56-60.
3. Nguyễn Anh Tuấn (2017), “Nghiên cứu Luật hình sự Hoa Kỳ dưới góc độ luật so sánh”, Tạp chí Kiểm sát, (10), trang 47-52.
4. Nguyễn Anh Tuấn (2012), “Nguồn luật văn bản của Luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN, Luật học (28), trang 95-100.
5. Nguyễn Anh Tuấn (2010), Nguồn của luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
|