1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Toàn Thắng
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 02-04-1981
4. Nơi sinh: Lạng Sơn
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 3614/QĐ-SĐH ngày 22/10/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Đánh giá chất lượng nước, tính toán khả năng chịu tải của sông Nhuệ - Đáy trong bối cảnh biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội.
8. Chuyên ngành: Khoa học môi trường
9. Mã số: 62 44 03 03
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS. Lê Văn Thiện Hướng dẫn phụ: PGS. TS. Trần Hồng Thái
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
(i) Góp phần hoàn thiện phương pháp luận nghiên cứu đánh giá ngưỡng chịu tải của LVS trong bối cảnh BĐKH và phát triển KTXH.
(ii) Đã tính toán và dự báo ngưỡng chịu tải của LVS Nhuệ - Đáy trong bối cảnh tác động của BĐKH và kịch bản phát triển KT-XH.
(iii) Đề xuất được định hướng các giải pháp quản lý và bảo vệ để phòng ngừa ô nhiễm môi trường LVS Nhuệ - Đáy.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Hỗ trợ các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách trong việc giám sát, cảnh báo, phòng ngừa ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy và chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy trong điều kiện biến đổi khí hậu.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
1) Tiếp tục nghiên cứu cơ sở để quy định mức khống chế tải lượng các chất ô nhiễm được phép thải vào đoạn sông, nghiên cứu phân phối Quota ô nhiễm cho từng nguồn thải trên lưu vực và pháp lý hóa qua việc nghiên cứu và ban hành thông tư đánh giá sức chịu tải của sông và phân bổ hạn ngạch xả thải vào sông.
2) Nghiên cứu phân tích hiệu quả của việc khai thác vai trò của thực vật thủy sinh, động vật thủy sinh, vi sinh vật trong việc gia tăng khả năng tự làm sạch cho dòng chảy, từ đó có các biện pháp bảo vệ, phục hồi đất ngập nước ven sông và bảo vệ chính dòng sông; Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật tính toán sức chịu tải và hạn ngạch xả thải cho lưu vực sông.
3) Kết hợp hiệu quả các biện pháp quản lý nguồn nước tổng hợp, phối hợp liên ngành, liên vùng; kiểm soát nguồn thải trực tiếp vào lưu vực, và đề xuất thiết lập hệ thống quan trắc môi trường tự động nhằm mục đính cảnh báo chất lượng môi trường nước sông và giảm thải tải lượng ô nhiễm cho sông Nhuệ - Đáy.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Trần Hồng Thái, Trần Thị Vân, Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Mạnh Thắng, Nguyễn Toàn Thắng (2009), “Những thách thức của BĐKH đối với chất lượng nước mặt tại Việt Nam”, Tạp chí tài nguyên nước, Số 02, tr. 49-52.
[2] Trần Hồng Thái, Phạm Vân Trang, Dương Bích Ngọc, Nguyễn Toàn Thắng (2009) ,“Đề xuất qui trình xác định dòng chảy tối thiểu và tiếp cận dòng chảy sinh thái tại Việt Nam ”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Số 13, tr. 44-47.
[3] Nguyễn Toàn Thắng, Trần Hồng Thái, Đỗ Thị Hương, Lưu Đức Dũng, (2013), "Dự báo diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy theo các kịch bản phát triển Kinh tế - Xã hội", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tập 29, Số 2S, tr. 166-276.
[4] Nguyễn Toàn Thắng, Trần Hồng Thái, Đỗ Thị Hương, Lưu Đức Dũng (2013), "Dự báo tải lượng ô nhiễm tối đa của sông Nhuệ - Đáy
theo mục đích sử dụng nguồn nước", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tập 29, Số 2S, tr. 177-286.
|