1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Quốc Trường
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 01/01/1972
4. Nơi sinh: Hải Phòng
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi tên đề tài luận án theo Quyết định số 2225/ QĐ-XHNV, ngày 8/7/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).
7. Tên đề tài luận án: Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á
8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
9. Mã số: 62 31 02 06
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS, TS Hoàng Khắc Nam
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Làm rõ các khái niệm tiểu vùng, hợp tác tiểu vùng, hợp tác kinh tế tiểu vùng và mô hình hợp tác tiểu vùng trong thực tiễn. Đồng thời, xác định đặc trưng và đưa ra khái niệm mới về hợp tác tiểu vùng.
- Khái quát xuất xứ, nội dung, ý tưởng Hợp tác kinh tế VBBMR; quan điểm và tình hình triển khai hợp tác của Trung Quốc, các nước ASEAN theo các giai đoạn; nhận xét, đánh giá về thực trạng triển khai hợp tác nêu trên. Trong đó, nghiên cứu, phân tích giai đoạn 2013 đến nay là giai đoạn Hợp tác kinh tế VBBMR trở thành một bộ phận của sáng kiến “Một vành đai, một con đường” do Trung Quốc khởi xướng. Đây là nội dung các công trình nghiên cứu về Hợp tác VBBMR trước đây chưa đề cập.
- Đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực của Hợp tác kinh tế VBBMR đối với quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á và các nước ASEAN trên các phương diện kinh tế, an ninh, đối ngoại, môi trường...; dự báo triển vọng hợp tác trong tương lai.
- Đề xuất các định hướng chính sách giúp Việt Nam tham gia Hợp tác kinh tế VBBMR hiệu quả hơn trong thời gian tới. Trong đó, Luận án đề xuất phương châm hợp tác mới của Việt Nam là: Chủ động, khoa học, chọn lọc.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: các giải pháp, chính sách và phương châm hợp tác mà luận án đề xuất có thể tham khảo để phục vụ xây dựng chính sách của Việt Nam trong Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Đánh giá vai trò, tác động của Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng đối với quan hệ quốc tế khu vực, trong bối cảnh Trung Quốc triển khai sáng kiến “Một vành đai, một con đường”.
14. Các công trình công bố có liên quan đến luận án:
(1) Nguyễn Quốc Trường (2015), “FDI của Trung Quốc vào Việt Nam trong bối cảnh nước này chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (7), tr. 27-33.
(2) Nguyễn Quốc Trường (2015), “Cộng đồng kinh tế ASEAN thúc đẩy hợp tác kinh tế qua biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng”, Hội thảo khoa học quốc tế “Cộng đồng ASEAN: Chìa khóa cho hội nhập quốc gia và khu vực ở Đông Nam Á”, giữa Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội) và Konrad Adenauer Stiftung, tr. 165-173.
(3) Nguyễn Quốc Trường (2016), “Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh sáng kiến Một vành đai, một con đường và một số vấn đề đặt ra với Việt Nam”, bài in sách Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, NXB Lý luận chính trị, tr. 453 - 471.
(4) Nguyễn Quốc Trường (2016), “Nhận diện Sáng kiến Con đường tơ lụa thế kỷ 21 qua các đề xuất hợp tác của Trung Quốc với ASEAN và Việt Nam”, Hội thảo khoa học quốc tế “Tăng cường hợp tác khu vực vì hòa bình, hữu nghị và thịnh vượng ở Đông Nam Á”, giữa Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Konrad Adenauer Stiftung, tr. 93 - 107.
|