1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Xuân Cường
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 15/01/981
4. Nơi sinh: Quảng Trị
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 1799/QĐ-SĐH ngày 23/4/ 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu ứng dụng hệ thống đất ngập nước nhân tạo xử lý nước thải đô thị ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
8. Chuyên ngành: Môi trường đất và nước
9. Mã số: 62440303
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Loan
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
1] Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá và lựa chọn được hệ thống đất ngập nước nhân tạo phù hợp xử lý nước thải đô thị TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Hệ thống này bao gồm: bể VF (dòng chảy thẳng đứng) – bể HF (Dòng chảy ngang) – bể FWS (Dòng chảy tự do bề mặt) với các cây trồng và vật liệu địa phương.
2] 03 loại cây trồng địa phương có tiềm năng làm sạch nước thải và chưa được nghiên cứu nhiều (cây môn nước, môn đốm và phát lộc) được thử nghiệm trong các bể HF (dòng chảy ngang) để xử lý nước thải đô thị. Kết quả loại bỏ ô nhiễm và thích nghi của cây môn nước lớn hơn cây môn đốm và phát lộc.
3] Làm rõ khả năng thích nghi và hiệu quả xử lý của hệ thống đất ngập nước nhân tạo 2 giai đoạn (Dòng chảy thẳng đứng và dòng chảy ngang) xử lý nước thải đô thị ở môi trường thực địa (tại cống thải). Hệ thống thích nghi và đáp ứng yêu cầu xả thải (theo QCVN 14:2008/BTNMT) tại mức tải trọng thủy lực 0,1 và 0,15 m/ngày.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Kết quả của nghiên cứu góp phần đưa ra phương án lựa chọn khả thi trong việc xử lý nước thải đô thị và có thể ứng dụng phù hợp cho TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Đây là phương án có thể xử lý nước thải đô thị TP Đông Hà đạt yêu cầu xả thải (Loại B, QCVN 14:2008/BTNMT) với các thông số kĩ thuật được kiểm chứng và nghiên cứu.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Đánh giá khả năng loại bỏ các chất hữu cơ khó phân hủy và kim loại nặng trong nước thải đô thị bằng hệ thống đất ngập nước nhân tạo.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1] Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Thị Loan (2016), “Hiệu quả xử lý NTĐT của hệ thống Đất ngập nước nhân tạo tích hợp”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1, tr 10-17.
2] Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Đình Diệp (2016), “Khảo sát hiệu quả xử lý NTĐT của hệ thống Đất ngập nước nhân tạo tích hợp 3 giai đoạn (VF-HF-FWS)”, Tạp chí Đại học Huế: Chuyên san Khoa học Tự nhiên, Tập 117, Số 3, tr 5 – 13.
3] Nguyen Xuan Cuong and Nguyen Thi Loan (2017), “Performance evaluation of three native plants for sewage wastewater treatment in constructed wetland”, International Journal of Environment and Pollution Research, Vol.5, No.1, pp.1 - 7.
4] Xuan Cuong Nguyen, Dinh Duc Nguyen, Nguyen Thi Loan and Soon Woong Chang (2017), “Potential of integrated vertical and horizontal flow constructed wetland with native plants for sewage treatment under different hydraulic loading rates”, Water Science and Technology, Vol.76, No. 2, pp 434 – 442.
5] Xuan Cuong Nguyen, Huu Hao Ngo, D. Duc Nguyen, Thi Loan Nguyen, Gopalakrishnan Kumar, J.Rajesh Banu, Soon Woong Chang (2018), “An integrated constructed wetland for organic and nutrient removal from sewage: Process performance and multi kinetic models”, Journal of Environmental Management, (Manuscript accepted 19/02/2018).
|