1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thùy Dương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 19/4/1982
4. Nơi sinh: Hòa Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 1555/QĐ-ĐHQGHN, ngày 25/5/2011 của Giám đốc, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 3203 /QĐ-XHNV-SĐH về việc kéo dài thời gian học tập của NCS khóa QH-2011-X; Quyết định số 167/QĐ-XHNV-SĐH về việc kéo dài thời gian học tập của NCS khóa QH-2011-X.
7. Tên đề tài luận án: Xu hướng vận động quan hệ chính trị Trung – Nhật những thập niên đầu thế kỷ XXI
8. Chuyên ngành: Chính trị học
9. Mã số: 62 31 02 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Văn Hà; PGS.TS. Phạm Hồng Thái
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án đã dựa trên nguồn tài liệu chính thống để làm rõ nội dung cơ bản, đặc điểm và xu hướng của sự vận động quan hệ chính trị Trung – Nhật những thập niên đầu thế kỷ XXI. Phân tích làm rõ những cơ sở lý luận, thực tiễn cũng như những nhân tố chính tác động tới sự vận động quan hệ chính trị Trung – Nhật những thập niên đầu thế kỷ XXI, bao gồm các nhân tố nội tại của hai nước, nhân tố quốc tế, khu vực...Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh nhấn mạnh đến sự thay đổi trong chính sách của cả Trung Quốc và Nhật Bản, trong tương quan thay đổi cơ bản của cục diện thế giới và nhu cầu phát triển của mỗi nước, để lý giải cho sự điều chỉnh chính sách đối ngoại mỗi nước nói chung và đối với nhau nói riêng. Trên cơ sở đó luận án đưa ra đặc điểm và tiến trình của xu hướng vận động của cặp quan hệ này từ đó rút ra những đặc điểm nổi trội trong quan hệ chính trị Trung – Nhật trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Các kịch bản về xu hướng vận động quan hệ chính trị Trung – Nhật trong những năm đầu thế kỷ XXI đã được đưa ra phân tích, đánh giá để dự báo về xu hướng quan hệ chính trị Trung – Nhật trong thời gian tới. Ngoài ra, luận án đánh giá những triển vọng và tác động của xu hướng vận động quan hệ chính trị Trung – Nhật đối với tình hình chính trị khu vực và đối với Việt Nam trong thời gian tới. Đưa ra những giải pháp để Việt Nam có thể tận dụng những cơ hội và vượt qua những thách thức do quan hệ chính trị Trung – Nhật tác động đến trong quan hệ quốc tế của Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu khoa học, học tập cũng như đặc biệt làm tài liệu chuyên khảo cho những người quan tâm đến lĩnh vực chính trị quốc tế.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Quan hệ chính trị Trung – Nhật trong những thời gian tiếp theo.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. “Kích cầu: Động lực tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sau khủng hoảng”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, Viện KHXH Việt Nam, số 9 (121), năm 2011.
2. “Chính sách phát triển Khoa học Công nghệ Đài Loan”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, số 4, năm 2013.
3. “Những nhân tố tác động đến quan hệ chính trị Trung – Nhật những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 4 năm 2017.
4. Quan hệ chính trị Trung – Nhật và tác động của nó tới Việt Nam. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, tháng 3 năm 2018
|