1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Hồng
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 15/12/1983
4. Nơi sinh: Tuyên Quang
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV- SĐH, ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian học tập (8 tháng) theo Quyết định số 4619/QD-XHNV ngày 29 /12 /2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Điều chỉnh tên đề tài Luận án theo các quyết định; Quyết định số 1217/QĐ-SĐH ngày 22/5/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ và Quyết định số 2442/QĐ-SĐH ngày 04/10/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ.
7. Tên đề tài luận án: Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học để thúc đẩy hình thành đại học nghiên cứu (Nghiên cứu trường hợp Đại học Thái Nguyên).
8. Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ Mã số: Đào tạo thí điểm
9. Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS Phạm Xuân Hằng
10. Tóm tắt kết quả mới của luận án:
Về khía cạnh lý thuyết, Luận án đưa ra được định nghĩa tự chủ, tự chịu trách nhiệm về khoa học và công nghệ; định nghĩa đại học nghiên cứu, theo đó tự chủ về khoa học và công nghệ được hiểu là tự xác định nhiệm vụ nghiên cứu, còn tự chịu trách nhiệm về khoa học và công nghệ được hiểu là tự đánh giá, tự giám sát việc thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ, sẵn sàng công khai hóa với cơ quan có thẩm quyền về tất cả các kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; còn đại học nghiên cứu là nơi tập trung chủ yếu vào hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo và phổ biến tri thức trong các lĩnh vực then chốt của mình. Giảng dạy, đào tạo trên nền tảng nghiên cứu. Luận án đã làm rõ về phương diện lý luận tác động của chính sách nói chung và tác động của chính sách khoa học và công nghệ nói riêng đến hoạt động khoa học và công nghệ trong trường đại học như: Cách tiếp cận đánh giá chính sách khoa học và công nghệ; Phương pháp đánh giá tác động chính sách khoa học và công nghệ; Xây dựng được khung lý luận về đánh giá tác động của chính sách và đưa ra các chỉ báo dùng để đánh giá tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong trường đại học.
Về khía cạnh thực tiễn, bằng việc kết hợp sử dụng các phương pháp điều tra định lượng và định tính, Luận án đã làm rõ thực trạng tác động của hai nhóm chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong trường đại học; đánh giá các tác động dương tính (tích cực); tác động âm tính (tiêu cực) của hai nhóm chính sách đến hoạt động khoa học trong trường đại học và chỉ ra những hạn chế, bất cập còn tồn tại của bản thân hai nhóm chính sách khoa học và công nghệ này. Trên cơ sở đó, Luận án đã đề xuất bốn nhóm giải pháp định hướng tác động chính sách khoa học và công nghệ để hoàn thiện chức năng nghiên cứu khoa học của trường đại học nhằm góp phần thúc đẩy hình thành đại học nghiên cứu ở Việt Nam.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Các cơ quan ban hành chính sách có thể tham khảo trong quá trình hoàn thiện hệ thống chính sách khoa học và công nghệ cần thiết nhằm tác động đến hoạt động khoa học và công nghệ trong trường đại học, từ đó góp phần thúc đẩy hình thành đại học nghiên cứu ở Việt Nam.
Các tổ chức khoa học và công nghệ như trường đại học có thể tham khảo các giải pháp mà Luận án đề xuất để hoàn thiện chức năng nghiên cứu khoa học của nhà trường nhằm góp tiến dần đến các tiêu chí của đại học nghiên cứu.
Các tổ chức khoa học và giáo dục có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu về chính sách giáo dục hay chính sách khoa học và công nghệ.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động đào tạo trong các trường đại học để thúc đẩy hình thành đại học nghiên cứu.
13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
1. Trần Thị Hồng (2015), “Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến Đại học Thái Nguyên trong quá trình từng bước xây dựng đại học nghiên cứu”, Đề tài cấp Đại học Thái Nguyên, mã số: ĐH2015-TN06-09.
2. Trần Thị Hồng (2016), “Thực trạng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại Viện Khoa học Sự sống thuộc Đại học Thái Nguyên”, Tạp chí KH&CN Đại học Đồng Tháp (21), tr. 60 - 66.
3. Trần Thị Hồng (2016), “Thực trạng hoạt động chuyển giao khoa học và công nghệ tại Đại học Thái Nguyên”, sách Tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ: Kinh nghiệm của Australia và đề xuất cho Việt Nam (Trần Văn Hải chủ biên), NXB Thế giới, Hà Nội, tr. 343 - 360.
4. Trần Thị Hồng (2017), “Giải pháp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Đại học Thái Nguyên”, Tạp chí KH&CN Đại học Phạm Văn Đồng (10), tr. 149 -156.
5. Trần Thị Hồng (2017), “Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học góp phần xây dựng Đại học Thái Nguyên trở thành đại học nghiên cứu”, Tạp chí Chính sách và quản lý khoa học và công nghệ, T. VI (1), tr. 38 - 52.
6. Trần Thị Hồng (2017), “Vai trò của chính sách khoa học và công nghệ đến việc hình thành đại học nghiên cứu ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, T. II (695), tr. 49 - 53.
7. Trần Thị Hồng (2017), “Đề xuất quy trình đầu tư tiềm lực khoa học và công nghệ cho các cơ sở giáo dục đại học định hướng đại học nghiên cứu ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tr. 60 - 65
8. Trần Thị Hồng (2017), “Tác động của Nghị định số 99/2014/NĐ-CP đến hoạt động khoa học và công nghệ tại Đại học Thái Nguyên”, Tạp chí Chính sách và quản lý khoa học và công nghệ, T. VI (3), tr. 67 - 83.
|