1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thế Hưởng
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 24-02-1970
4. Nơi sinh: Quảng Ninh
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2436/2012-QĐ-XHNV-SĐH, ngày 08/11/2012, của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 113/QĐ-XHNV, ngày 15/01/2016; Quyết định số 4617/QĐ-XHNV, ngày 29/12/2016; Quyết định số 1449/QĐ-XHNV, ngày 12/6/2017, của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc kéo dài thời gian học tập của NCS khóa QH-2012-X.
7. Tên đề tài luận án: Phong trào nhân dân thế giới phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam (1954 - 1975): nghiên cứu trường hợp một số nước Tây Âu
8. Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
9. Mã số: 62.22.03.11
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. NGND Vũ Dương Ninh và TS. Nguyễn Văn Du.
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án đi sâu nghiên cứu trường hợp, cụ thể là phong trào đấu tranh của nhân dân khu vực các nước Tây Âu, với những kết quả mới chủ yếu sau đây:
- Nghiên cứu có tính hệ thống về quá trình đấu tranh phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam (1954-1975) của phong trào nhân dân một số nước Tây Âu tiêu biểu. Qua đó, làm rõ cuộc vận động của nhân dân các nước Tây Âu trong việc phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam, là nhân tố tích cực góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc.
- Đánh giá kết quả hoạt động, phân tích mục tiêu đấu tranh và những đặc điểm chủ yếu, nguyên nhân thành công và hạn chế của phong trào nhân dân Tây Âu.
- Từ kinh nghiệm của lịch sử, bước đầu nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm đoàn kết quốc tế, tập hợp lực lượng vào công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ở nước ta ngày nay.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu luận án có thể được sử dụng cho đội ngũ những người làm công tác về ngoại giao nhân dân trong hệ thống các cơ quan, mặt trận, đoàn thể nhân dân, thông tin đối ngoại.
- Góp phần cung cấp thêm nguồn tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu sâu mang tính khu vực về phong trào nhân dân thế giới phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh ngành lịch sử thế giới, quan hệ quốc tế và ngoại giao nhân dân.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Vai trò của Đảng Cộng sản ở các nước Tây Âu phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam (1954 - 1975).
- Phong trào đấu tranh của tầng lớp trí thức ở các nước Tây Âu phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam (1954 - 1975).
- Vai trò đấu tranh của nghị sĩ các nước Tây Âu phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam ((1954 - 1975).
- Vai trò của Tổng thống Pháp De Gaull và Thủ tưởng Thụy Điển Olof Pame trong phong trào phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam (1954 - 1975).
- Hoạt động của các diễn đàn nhân dân thế giới trong việc phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ, ủng hộ Việt Nam ở các nước Tây Âu (1954 - 1975).
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
(1). Nguyễn Thế Hưởng (2012), “Vận dụng tư tưởng ngoại giao nhân dân Hồ Chí Minh trong công tác thông tin đối ngoại hiện nay”, Tạp chí Thông tin đối ngoại (4), tr. 24-27.
(2). Nguyễn Thế Hưởng (2013), “Vai trò của báo chí trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và trong công tác thông tin đối ngoại hiện nay”, Tạp chí Thông tin đối ngoại (1), tr. 31-34.
(3). Nguyễn Thế Hưởng (2013), “Vai trò của mặt trận báo chí và vận động dư luận trong cuộc đàm phán Paris về Việt Nam - 40 năm sau nhìn lại” (Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế về Hiệp định Paris 1973: 40 năm nhìn lại), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, tháng 1/2013, tr. 124-135.
(4). Nguyễn Thế Hưởng (2014), “Ngoại giao nhân dân góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị Việt - Mỹ trong thời kỳ mới”, Tạp chí Thông tin đối ngoại (126), tr. 26-30.
(5). Nguyễn Thế Hưởng (2014), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao nhân dân và việc vận dụng vào công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong bối cảnh mới ở nước ta”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế (3), tr. 27-52.
(6). Nguyễn Thế Hưởng (2016), “Vai trò của phong trào hòa bình Pháp đấu tranh phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam (1954 - 1975)”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu (8), tr. 58-70.
(7). Nguyễn Thế Hưởng (2017), “Phong trào nhân dân Ý phản đối đế quốc Mỹ xâm lược và ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam kháng chiến (1964 - 1975)”, Tạp chí Lịch sử quân sự (302), tr. 28-34.
(8). Nguyễn Thế Hưởng (2017), “Tòa án Quốc tế Béctơrăng Rútxen với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam (1954 - 1975)”, Tạp chí Lịch sử quân sự (306), tr. 24-29.
|