1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phùng Thị Cẩm Châu
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 09/9/1982
4. Nơi sinh: Thái Nguyên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4867/QĐ-ĐHQGHN, ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
7. Tên đề tài luận án: Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm y tế Việt Nam
8. Chuyên ngành: Luật kinh tế
9. Mã số: 62 38 01 07
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lê Thị Hoài Thu; 2. PGS.TS. Nguyễn Hiền Phương
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Một là, luận án làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về bảo hiểm y tế và pháp luật BHYT, góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về pháp luật bảo hiểm y tế ở Việt Nam phù hợp với sự phát triển của quốc gia và xu hướng cải cách bảo hiểm y tế mạnh mẽ đang diễn ra trên thế giới.
Hai là, luận án đã làm rõ thực trạng quy định pháp luật bảo hiểm y tế Việt Nam thông qua việc phân tích, bình luận các quy định hiện hành.
Ba là, luận án cung cấp những thông tin mang tính thời sự về tình hình thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật bảo hiểm y tế về đối tượng tham gia, quyền lợi hưởng, quỹ, quản lý và tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế.
Bốn là, luận án đánh giá các thành công, hạn chế trong quy định pháp luật và quá trình tổ chức thực hiện pháp luật bảo hiểm y tế; đặc biệt làm rõ những tồn tại, bất cập và chỉ ra các nguyên nhân của hiện trạng đó làm cơ sở đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Năm là, luận án nêu rõ sự cần thiết và các định hướng hoàn thiện pháp luật bảo hiểm y tế trong bối cảnh hiện nay.
Sáu là, luận án đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hiểm y tế Việt Nam hiện nay trên cơ sở khoa học, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Ở mức độ nhất định, luận án cung cấp những kiến thức hữu ích cho những người làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực bảo hiểm y tế để áp dụng pháp luật bảo hiểm y tế một cách hiệu quả. Luận án có giá trị là một tài liệu tham khảo cho các cơ quan lập pháp, hành pháp trong quá trình hoạch định, xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế. Những kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể được sử dụng để tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo luật học, xã hội học, công tác xã hội, kinh tế... và cho các tổ chức, cá nhân quan tâm đến lĩnh vực bảo hiểm y tế, pháp luật bảo hiểm y tế.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Các vấn đề pháp lý thuộc chuyên ngành Luật kinh tế.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
· Phùng Thị Cẩm Châu (2015), “Bảo hiểm y tế hộ gia đình - từ quy định pháp luật đến thực tiễn thực hiện”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội kỳ II tháng 8/2015, tr. 24-28.
· Phùng Thị Cẩm Châu (2016), “Sự cần thiết tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, kỳ II tháng 6 /2016, tr. 17-19.
· Phùng Thị Cẩm Châu (2016), “Trách nhiệm thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội kỳ II tháng 7/2016, tr. 25-29.
· Phùng Thị Cẩm Châu (2017), “Sự kế thừa và phát triển của chế độ hưởng bảo hiểm y tế trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội kỳ II tháng 3/2017, tr. 25-28.
· Phùng Thị Cẩm Châu (2017), “Kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hiểm y tế”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội kỳ I tháng 4/2017, tr.23-25.
|