1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thái Hà
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 21-09-1971
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 4374/QĐ-KHTN-CTSV ngày 03/12/2012 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu sự phân bố và đánh giá nguy cơ rủi ro sức khỏe của asen và cadimi trong nuôi trồng thủy sản có sử dụng nước thải đô thị tại Hà Nội
8. Chuyên ngành: Khoa học môi trường
9. Mã số: 62440301
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Thị Hà
Hướng dẫn phụ: TS. Từ Hải Bằng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Đã nghiên cứu được sự phân bố và dạng tồn tại chính của As và Cd trong nước, trầm tích, thủy sinh (cá, rau) của hệ ao nuôi thả cá sử dụng nước thải đô thị làm cơ sở đánh giá mức độ tích lũy sinh học của As, Cd và nguy cơ rủi ro đến hệ sinh thái và sức khỏe.
- Đã đánh giá định lượng được mức độ rủi ro cho hệ sinh thái ao nuôi thả cá và rủi ro sức khỏe đối với người sử dụng cá nuôi thả bằng nước thải đô thị có chứa As và Cd tại địa bàn nghiên cứu.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án về sự tồn tại, phân bố của As và Cd trong hệ thống nuôi trồng thủy sản dùng nước thải đô thị là có cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn. Đã đánh giá được sự phân bố và tích lũy sinh học trong thủy sinh (rau và cá nuôi thả). Trên cơ sở đó xem xét mức độ an toàn của việc sử dụng nước thải đô thị trong nuôi trồng thủy sản và đóng góp vào việc đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước thải đô thị sử dụng trong nuôi thả cá nhằm đảm bảo ao toàn cho người sử dụng sản phẩm từ hệ thống.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu này mới chỉ đánh giá sự tích lũy As và Cd trong cá nuôi bằng nước thải từ lúc thả cá giống đến khi thu hoạch (trung bình 12 tháng), để có thể đánh gía đầy đủ về quá trình tích lũy sinh học, cần có các nghiên cứu tiếp theo phân tích sự tích lũy trong cá theo thời gian nuôi, theo giai đoạn phát triển của cá. Từ đó có thể đề xuất, thử nghiệm các biện pháp can thiệp bổ sung, ví dụ như giai đoạn cá phát triển nhanh nhất, tích lũy nhiều nhất sẽ ngừng sử dụng nước thải, sử dụng thức ăn khác.
Quá trình thử nghiệm biện pháp can thiệp mới chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, do vậy số liệu chưa có tính đại diện, cần đánh giá lặp lại để biện pháp can thiệp có tính khoa học, thực tiễn hơn, áp dụng hiệu quả cho các hệ nuôi trồng thủy sản sử dụng nước thải đô thị
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Helle Marcussen, Le Thai Ha, Chongrak Polprasert, Peter E. Holm (2012), “Content and mass balances of cadmium and arsenic in a waster water – fed fish pond of Hoang Mai, Hanoi, Vietnam”, Journal of Environmental Science and Health Part A, 2246-2253.
[2] Nguyễn Thị Hà, Lê Thị Hương Giang, Trần Thị Huyền Nga, Lê Thái Hà (2013), “Đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong ao nuôi cá sử dụng nước thải đô thị thuộc xã Yên Sở, Thanh Trì, Hà nội”, Tạp chí Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 29 (3S), 63-68.
[3] Le Thai Ha, Doan Ngoc Hai, Tran Quang Toan, Do Phuong Hien, Luong Thi Thanh Thuy, Vo Thi Minh Anh, Nguyen Thi Ha (2015), “Assessment of toxic metal pollution level from industries in Hoang Mai & Thanh Tri districts, Hanoi city”, VNU Journal of Science 31 (2S), 73-79.
[4] Le Thai Ha, Nguyen Thi Ha, Tu Hai Bang (2016), “Determination of arsenic content in wastewater-fed fish pond in Hoang Mai district, Hanoi, Vietnam”, Journal of Science and Technology, 54 (2A), 321-328.
[5] Lê Thái Hà, Nguyễn Thị Hà, Lưu Huyền Trang (2016), “Tái sử dụng nước thải sinh hoạt trong nuôi trồng thủy sản: Rủi ro và ảnh hưởng của cadimi và asen tới sức khỏe và hệ sinh thái”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXVI, số 11(184), 21-28.
|