Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Vũ Thị Mai Lan
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu việc thiết kế dạy học giao nhiệm vụ và những ứng dụng trong dạy học Tiếng TQ cho sinh viên chuyên ngữ Việt Nam

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Thị Mai Lan              

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 06/12/1975                                                    

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 4930/QĐ-ĐHNN ngày 23/12/2013

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn học tập theo Quyết định số 2029/QĐ-ĐHNN ngày 22/ 11/ 2016.

7. Tên đề tài luận án:

越南学生汉语任务型教学设计及其应用研究

Nghiên cứu việc thiết kế dạy học giao nhiệm vụ và những ứng dụng trong dạy học Tiếng TQ cho sinh viên chuyên ngữ Việt Nam

8. Chuyên ngành: LL & PP dạy học bộ môn tiếng Trung Quốc

9. Mã số: 9140234.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Cầm Tú Tài

11. Tóm tắt các kết quả của luận án:

- Dạy học theo nhiệm vụ là đường hướng giảng dạy tiếng Trung Quốc vô cùng hiệu quả, giúp bồi dưỡng toàn diện năng lực sử dụng tiếng Trung Quốc của học viên. Dạy học tiếng Trung Quốc theo đường hướng giao nhiệm vụ giúp học viên học tập tiếng Trung Quốc trong lúc làm việc, có nghĩa là trong quá trình học viên vận dụng tiếng Trung Quốc để hoàn thành các công việc được giao, trình độ tiếng Trung Quốc của học viên ngày càng được nâng cao, khả năng tư duy và tương tác cũng được cải thiện. Từ đó cải thiện toàn diện khả năng vận dụng tiếng Trung Quốc tổng hợp của học viên.

- Nghiên cứu cho thấy dạy học theo nhiệm vụ thể hiện đầy đủ vai trò hướng dẫn của giảng viên cũng như vai trò chủ thể của học viên, trọng tâm của mọi hoạt động dạy học chính là sự phát triển năng lực ngôn ngữ của học viên, quan điểm xuyên suốt trong quá trình dạy học đó là phát triển năng lực ngôn ngữ của học viên. Khi dạy học theo nhiệm vụ, giảng viên cần thiết kế những nhiệm vụ gẫn gũi với cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu về ngôn ngữ trong cuộc sống tương lai của học viên, góp phần chuẩn bị tốt cho việc phát triển năng lực ngôn ngữ sau này của học viên.

- Nghiên cứu cho thấy việc thiết kế các hoạt động học tập theo đường hướng dạy học theo nhiệm vụ đều phải xuất phát từ việc học viên “học như thế nào” và “học cái gì”. Như vậy, các hoạt động theo nhiệm vụ sẽ có mục tiêu rõ ràng, yêu cầu cụ thể riêng. Hơn nữa, các hoạt động này nên là những hoạt động mô phỏng mang đậm tính giao tiếp và thực tế.

- Dạy học theo nhiệm vụ thường được triển khai theo 3 bước: (i) Trước nhiệm vụ (giai đoạn chuẩn bị), (ii) Chuỗi nhiệm vụ (giai đoạn thực hiện nhiệm vụ), (iii) Tiêu điểm ngôn ngữ (giai đoạn củng cố các nội dung chính về  ngôn ngữ đã xuất hiện). Khi thiết kế các nhiệm vụ học tập cần chú ý đảm bảo tính hoạt động, tính tương tác, tính ngữ cảnh và tính kiến tạo. Các nhiệm vụ học tập được thể hiện ngay từ đầu trong quá trình daỵ học, vì vây học viên sẽ rất chủ động tích cực trong suốt quá trình học tập. Dạy học tiếng Trung Quốc theo nhiệm vụ cần lấy bối cảnh ngôn ngữ là trụ cột, học viên là chủ thể, nhiệm vụ học tập là phương tiện, hợp tác tương tác là nguyên tắc. Giảng viên cần nghiên cứu thiết kế các bối cảnh ngôn ngữ giúp học viên có thể hiểu, kiến tạo và hợp thành ngôn ngữ, lời nói mới.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu liên quan đến ứng dụng của phương pháp dạy học theo đường hướng giao nhiệm vụ và thiết kế các hoạt động, nhiệm vụ học tập trên lớp.

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được ứng dụng trong quá trình giảng dạy tiếng Trung Quốc :

+ Nghiên cứu đã cung cấp cơ sở lý luận và ý nghĩa thực tiễn trong việc áp dụng các nhiệm vụ học tập trên lớp.

+ Nghiên cứu đã đưa lý luận ứng dụng vào thực tiễn, thiết kế các hoạt động theo nhiệm vụ cho giảng dạy từng kỹ năng tiếng Trung Quốc ở giai đoạn cơ sở.

+ Nghiên cứu đã đưa ra những kiến nghị đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả việc thiết kế các nhiệm vụ học tập cũng như khai thác có hiệu quả phương pháp dạy học theo nhiệm vụ.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu thiết kế dạy học theo nhiệm vụ cho từng kỹ năng ngôn ngữ giai đoạn nâng cao của học viên.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. ThS. Vũ Phương Thảo – ThS NCS Vũ Thị Mai Lan (2015), 越南汉语教师任务型教学中的角色浅析, Tuyển tập Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia 2015 Giảng dạy và nghiên cứu tiếng Trung Quốc tại Việt Nam: Thực trạng và hướng phát triển, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội: tr359 – tr362 (ISBN: 978-604-62-4007-5).

2. ThS.NCS. Vũ Thị Mai Lan (2016), Dạy học theo nhiệm vụ trong daỵ học tiếng Trung tại Học viện Quốc tế, Tạp chí Khoa học & Huấn luyện, số 6 (25) tháng 4/2016: tr40 – tr45 (ISSN 1859-4395).

3. ThS.NCS. Vũ Thị Mai Lan (2016), Phương pháp dạy học giao nhiệm vụ: Những lưu ý trong dạy học Ngoại ngữ cho người học Việt Nam, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Quân sự, số 1 tháng 5/2016: tr60 – tr63 (ISSN 2525-2232).

4. ThS.NCS. Vũ Thị Mai Lan (2017), Về việc phát huy tính tích cực, chủ động học tập của người học Ngoại ngữ (Khảo sát tại lớp học tiếng Trung Quốc Học viện Quốc tế), Tuyển tập Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia dành cho HVCH & NCS lần thứ nhất, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội: tr310 – tr320 (ISBN: 978-604-62-9306-4).

 Tú Tài - VNU - ULIS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   |