Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Thu Hằng
Tên đề tài luận án: ‘‘Phát triển đội ngũ giảng viên âm nhạc tại các Học viện âm nhạc Việt Nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay’’

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thu Hằng     

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:  29 tháng 4 năm 1968      

4. Nơi sinh: Hạ Long - Quảng Ninh

5. Quyết định công nhận NCS số: 615/QĐ-ĐT Ngày 30 tháng 7 năm 2014 của  Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

-  Đề tài tiến sĩ: “Quản lý đội ngũ giảng viên âm nhạc trong các trường đại học, Học viện âm nhạc Việt Nam theo định hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay”  được phép chỉnh sửa tên đề tài thành: “Phát triển đội ngũ giảng viên âm nhạc tại các Học viện âm nhạc Việt Nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay”, tại Quyết định số 142/QĐ-ĐT ngày 29/12/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.

7. Tên đề tài luận án: ‘‘Phát triển đội ngũ giảng viên âm nhạc tại các Học viện âm nhạc Việt Nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay’’

8. Chuyên ngành:  Quản lí giáo dục      

9. Mã số: 9 14 01 14

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

Hướng dẫn 1: GS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc       

Hướng dẫn 2: GS. TSKH. Phạm Lê Hòa

11. Tóm tắt các kết quả mới luận án:

a. Về lý luận:

- Hệ thống hóa lý luận, khái niệm liên quan vấn đề nghiên cứu phát triển đội ngũ giảng viên âm nhạc (GVAN); Đội ngũ GVAN là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo âm nhạc của các học viện âm nhạc (HVAN). Do đó, muốn nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ GVAN.

- Đề xuất khung năng lực được xác lập trên cơ sở những yêu cầu đổi mới giáo dục và âm nhạc, chức trách của giảng viên đại học kết hợp với những đặc thù lao động nghề nghiệp của GVAN. Trên cơ sở đó luận án đã “mô tả đầy đủ” chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ này và làm cơ sở cho các hoạt động phát triển đội ngũ GVAN.

- Phát triển đội ngũ GVAN tại các học viện âm nhạc Việt Nam cần trân trọng tài năng âm nhạc của họ, luôn quan tâm rèn luyện/đào tạo, bồi dưỡng về tài năng âm nhạc trình độ cao để GVAN được hội nhập phát triển trong bối cảnh giáo dục - đào tạo âm nhạc hiện nay. Đặc biệt là bồi dưỡng về nhận thức chính trị và trách nhiệm GVAN nhằm tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường hóa âm nhạc trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

b. Về thực tiễn:

-  Hệ thống hóa các chủ trương của Nhà nước về quản lí các HVAN và Đội ngũ GVAN tại các HVAN Việt Nam.

- Tổ chức điều tra khảo sát, phân tích, đánh giá các nội dung:

 (1) Thực trạng đội ngũ GVAN tại các HVAN dựa trên khung năng lực;

 (2)Thực trạng phát triển đội ngũ GVAN tại các HVAN.

+ Đánh giá thực trạng quy hoạch hóa đội ngũ GVAN;

+ Thực trạng tuyển chọn, sử dụng GVAN;

+  Thực trạng đào tạo và bồi dưỡng GVAN;

+  Thực trạng về đánh giá và sàng lọc GVAN;

+  Thực trạng về chính sách đãi ngộ.

 (3) Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển đội ngũ này.

- Luận án đã đề xuất 6 giải pháp Phát triển đội ngũ GVAN tại các HVAN Việt Nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay gồm:

Giải pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức các cấp quản lí về vai trò phát triển đội ngũ giảng viên âm nhạc tại các Học viện âm nhạc Việt Nam;

Giải pháp 2: Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ giảng viên âm nhạc tại các Học viện âm nhạc theo khung năng lực;

Giải pháp 3: Đổi mới tuyển chọn, sử dụng giảng viên âm nhạc tại các Học viện âm nhạc theo khung năng lực;

Giải pháp 4: Xây dựng quy trình bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng viên âm nhạc tại các Học viện âm nhạc Việt Nam;

Giải pháp 5: Đánh giá, sàng lọc đội ngũ giảng viên âm nhạc theo khung năng lực;

Giải pháp 6: Bổ sung hoàn thiện chế độ, chính sách cho đội ngũ giảng viên âm nhạc.

- Trên cơ sở các giải pháp đã đề xuất, luận án khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi, giải pháp được đánh giá ở thứ bậc 1 “Xây dựng quy trình bồi dưỡng nâng cao năng lực GVAN tại các HVAN Việt Nam”. Tác giả đã tổ chức triển khai thử nghiệm giải pháp 4:“Xây dựng quy trình bồi dưỡng nâng cao năng lực GVAN tại các HVAN Việt Nam. Thử nghiệm giải pháp này thu được một số kết quả tích cực khẳng định hiệu quả của quy trình nhằm triển khai phù hợp có tính khả thi tại các Học viện âm nhạc Việt Nam.Quy trình bồi dưỡng được đề xuất trong giải pháp, sẽ tạo điều kiện thuận lợi, thống nhất hơn trong việc điều hành phát triển đội ngũ GVAN.

Như vậy giải pháp trên mà tác giả luận án thử nghiệm phù hợp nội dung phát triển đội ngũ GVAN theo tiếp cận năng lực với tính khả thi, phù hợp của giải pháp có thể áp dụng rộng rãi trong các HVAN Việt Nam.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Giải pháp “Xây dựng quy trình bồi dưỡng nâng cao năng lực GVAN tại các HVAN Việt Nam; Từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống Học viện âm nhạc Việt Nam đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục nghiên cứu phát triển đội ngũ giảng viên theo hướng đa ngành, đa nghề.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

          A. Các bài báo

1. Nguyễn Thị Thu Hằng (2014), Giáo dục âm nhạc tại các trường phổ thông ở địa bàn Tỉnh quảng Ninh hiện nay,Số 58 - ISSN 1859 - 2910- Tạp chí Quản lý giáo dục  (Học viện QLGD- Bộ GD&ĐT).

2. Nguyễn Thị Thu Hằng (2015), Chương trình đào tạo trình độ sau đại học các ngành văn hóa nghệ thuật từ cách tiếp cận phát triển năng lựcngười học(2015), Số đặc biệt - ISSN 1859 -4964 - Tạp chí Giáo dục nghệ thuật của Trường ĐHSP Nghệ thuật TW.

3. Nguyễn Thị Thu Hằng (2016), Phát triển năng lực đội ngũ giảng viên âm nhạc đáp ứng bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (2016),Số 17 - ISSN 1859 - 4964 - Tạp chí Giáo dục nghệ thuật của Trường ĐHSP Nghệ thuật TW.

4. Nguyễn Thị Thu Hằng (2017), Vai trò của đội ngũ giảng viên âm nhạc tại các học viện âm nhạc Việt Nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

(2017) Số 22 - ISSN 1859 - 4964 - Tạp chí Giáo dục nghệ thuật của Trường ĐHSP Nghệ thuật TW.

B. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nguyễn Thị Thu Hằng (2017, tham gia nghiên cứu), Giáo dục Văn hóa biển đảo cho sinh viên các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Thành viên đề tài cấp bộ (2016-2017);  Mã số B2016 - GNT-04, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW.

 Thủy Lê - VNU - UED
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   |