1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đặng Thị Thùy Dương
2.Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 06-07-1984
4. Nơi sinh: Hải Dương
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 4374 QĐ- KHTN-CTSV ngày 03/12/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định gia hạn số 1034/QĐ-ĐHKHTN ngày 25/4/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: Xác định tỉ lệ nhiễm và một số đặc điểm dịch tễ học phân tử của các chủng Clostridium difficile mang gen độc tố phân lập được từ bệnh nhân tiêu chảy sau dùng kháng sinh tại bốn bệnh viện ở Hà Nội (2013 – 2015)
8. Chuyên ngành: Vi sinh vật học
9. Mã số: 62420107
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS. TS. Bùi Thị Việt Hà
Hướng dẫn phụ: TS. Vũ Thị Thu Hường
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
v Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam đánh dấu sự lưu hành của các chủng C. difficile thuộc 8 ribotype và 10 phân nhóm slpAST trên quần thể bệnh nhân bị tiêu chảy sau dùng kháng sinh, có độ tuổi ≥ 15, tại bốn bệnh viện ở Hà Nội. Trong đó, các ribotype lưu hành phổ biến nhất lần lượt là trf, 017, cc835 và og39, các phân nhóm slpAST phổ biến nhất lần lượt là fr-01, kr-03.1, og39-01. Luận án có vai trò như là bước đi đầu tiên thúc đẩy các nghiên cứu tiếp theo về dịch tễ học phân tử của các chủng C. difficile gây bệnh trên các quần thể bệnh nhân khác nhau và các vùng miền khác nhau ở nước ta.
v Kết quả luận án còn cho thấy, ở nước ta xuất hiện hai phân nhóm slpAST mới so với các phân nhóm đã công bố trên thế giới là fr-23 và fr-24. Trình tự gen slpA của các chủng này đã được đăng ký trên ngân hàng Genbank với mã tương ứng là LC176667 và LC189481. Kết quả này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc điều tra nguồn gốc của các chủng gây bệnh lưu hành giữa các vùng miền trong một nước, giữa các nước trong một khu vực và trên toàn thế giới.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
v Tỉ lệ nhiễm C. difficile mang gen độc tố trên những bệnh nhân tiêu chảy sau dùng kháng sinh tại bốn bệnh viện lớn ở Hà Nội là 24,9%. Đây là bằng chứng thuyết phục cho thấy sự cần thiết phải tiến hành xét nghiệm phân tìm C. difficile gây bệnh trong các ca bệnh tiêu chảy sau dùng kháng sinh. Kết quả của các xét nghiệm này sẽ giúp cho các bác sỹ lâm sàng trong việc xử trí, lựa chọn liệu pháp điều trị thích hợp cho các bệnh nhân bị tiêu chảy sau dùng kháng sinh, đồng thời giúp kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tốt hơn và giảm gánh nặng cho ngành y tế.
v Kết quả phân loại đặc điểm dịch tễ học phân tử các chủng C. difficile mang gen độc tố đã phát hiện được các típ vi khuẩn gây bệnh phổ biến tại bốn bệnh viện ở Hà Nội là trf, 017, cc835, og39 và dự đoán típ có thể gây ra các vụ dịch là trf. Đây là thông tin quan trọng giúp cho các nhà dịch tễ học, các nhà quản lý y tế có biện pháp phòng chống hiệu quả khi dịch bệnh xảy ra.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
v Xác định tỉ lệ nhiễm C. difficile mang gen độc tố trên các đối tượng nghiên cứu khác nhau, các vùng miền khác nhau để làm rõ hơn tình hình nhiễm C. difficile ở nước ta
v Tiếp tục các nghiên cứu dịch tễ học phân tử để theo dõi sự lưu hành của các típ C. difficile đặc biệt là ribotype trf tại 4 bệnh viện đã nghiên cứu ở Hà Nội và ở các vùng miền khác trên cả nước.
v Cần tiến hành các nghiên cứu về tính nhạy cảm kháng sinh và gen kháng kháng sinh của các chủng thuộc các típ đã được phân loại trong nghiên cứu này.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1]. Tăng Thị Nga, Lê Thị Thu Hường, Đặng Thị Thùy Dương, Vũ Thị Thu Hường (2016), “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất nha bào Clostridium difficile invitro”, Tạp chí Y học dự phòng 8(181), tr. 21-30
[2]. Đặng Thị Thùy Dương, Bùi Thị Việt Hà, Tăng Thị Nga, Lê Thị Trang, Vũ Thị Thu Hường (2016), “Đánh giá hiệu năng và giới hạn phát hiện của môi trường Cycloserine –Cefoxitine – Manitol – Agar cho nuôi cấy phân lập Clostridium difficile từ mẫu phân”, Tạp chí Y học dự phòng 15 (188), tr. 140-148.
[3]. Vũ Thị Thu Hường, Nguyễn Duy Hà, Phùng Thị Thu Hằng, Phạm Thị Hồng Thủy, Đặng Thị Thùy Dương, Nguyễn Thị Hương Giang (2016), “Phát triển qui trình nested PCR chẩn đoán Clostridium difficile gây tiêu chảy sau dùng kháng sinh ở người”, Tạp chí Y học dự phòng 15 (188), tr. 70-81.
[4]. Đặng Thị Thùy Dương, Bùi Thị Việt Hà, Vũ Thị Thu Hường (2016), “So sánh ba phương pháp xét nghiệm chẩn đoán nhiễm trùng do Clostridium difficile tại Việt Nam: miễn dịch phát hiện độc tố, Nested PCR và nuôi cấy Clostridium difficile sinh độc tố”, Tạp chí Y học dự phòng 15 (188), tr. 88-96.
|