Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Lưu Đức Dũng
Tên đề tài luận án: Ảnh hưởng của một số quá trình địa chất môi trường đến sử dụng đất vùng cửa sông Mã, Thanh Hóa

1. Họ và tên nghiên cứu sinh:Lưu Đức Dũng                 

2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh:01/07/1983                                                

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh:3614/QĐ-SĐH ngày 22/10/2009 của Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Ảnh hưởng của một số quá trình địa chất môi trường đến sử dụng đất vùng cửa sông Mã, Thanh Hóa

8. Chuyên ngành: Môi trường đất và nước                    

9. Mã số: 62440303

10. Hướng dẫn khoa học:  Hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Đình HòeHướng dẫn phụ:PGS.TS. Trương Mạnh Tiến

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Qua phân tích một số dữ liệu về kiến tạo hiện đại, trầm tích, địa hình địa mạo kết hợp với tư liệu lịch sử, luận án đã củng cố thêm nhận định: Vùng cửa sông Mã có đặc điểm và cấu trúc môi trường địa chất phức tạp. Các yếu tố nội sinh gắn với đứt gãy và chuyển động khối tảng giữ vai trò chủ đạo, tạo nên đặc trưng của vùng cửa sông hình thành do đứt gãy.

Qua tư liệu địa chất môi trường kết hợp với lịch sử về biến động địa hình, thay đổi dòng chảy, cùng sự phát triển và hoạt động sống của dân cư hai bên lưu vực sông Mã, luận án đã cho thấy: không chỉ có cấu trúc phức tạp, vùng cửa sông Mã đã có những biến động mạnh mẽ về sử dụng đất dưới tác động của các yếu tố địa chất môi trường trong tiến trình lịch sử. Cụ thể, luận án đã chỉ ra rằng: vai trò chi lưu chính của sông Mã đã chuyển từ cửa Lạch Trường sang cửa Lạch Trào, và quá trình biến đổi xảy ra cùng với sự hợp lưu của sông Chu với sông Mã đi liền với mất nước hoàn toàn trên sông Âu. Vùng đất phía Bắc cửa Lạch Trường đã mất vai trò tiếp nhận chủ yếu nước và phù sa sông Mã để chuyển sang cho vùng đất phía Nam cửa Lạch Trường, khiến vùng này trở nên bị xói lở và nhiễm mặn. Quá trình chuyển đổi vai trò đó bắt đầu từ đầu thế kỷ 13, kết thúc vào đầu thế kỷ 18.

Qua các phân tích sử dụng quan trắc hiện đại kết hợp với mô hình số trị, luận án đã chỉ ra: Vùng cửa sông Mã đang chịu rất nhiều rủi ro gắn với các tai biến địa chất môi trường. Cụ thể, luận án đã mô tả quá trình biến động đường bờ của vùng cửa sông Mã trong giai đoạn 1989 đến 2015 nhờ ảnh vệ tinh. Luận án cũng phân tích ảnh hưởng của hiện tượng xâm nhập mặn lên các lưu vực dọc sông Mã trong giai đoạn 1990 đến 2012 nhờ các quan trắc độ mặn. Từ kết quả mô hình hải dươngkhí hậu, luận án đã tính toán quy mô và tác động của nguy cơ ngập lụt do nước biển dâng giai đoạn từ 2010 đến 2099 theo các kịch bản biến đổi khí hậu.

Qua việc phân tích đặc điểm địa chất môi trường vùng cửa sông Mã và quy hoạch phát triển thành phố Thanh Hóa 2025 và tầm nhìn 2035, luận án đã chỉ ra các thách thức về địa hình, cảnh quan và môi trường trong sử dụng đất vùng cửa sông Mã dưới góc độ địa chất môi trường; đồng thời thảo luận phương hướng sử dụng hợp lý.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Những kết quả thu được là cơ sở khoa học giúp cho các nhà quy hoạch hoạch định được các phương án tổ chức lãnh thổ, triển khai các dự án khả thi trong tương lai, từ đó xây dựng các phương án phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại theo định hướng phát triển bền vững vùng cửa sông Mã.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Bổ sung phân tích định lượngcác tai biến môi trường khác ít được đề cập hơn gắn với sử dụng đất tại VCS Mã; Tái hiện các bản đồ sử dụng đất bằng các phương pháp trích tách và giải đoán ảnh vệ tinh kết hợp với mô hình DEM có độ phân giải cao;Áp dụng hệ các phương pháp đã xây dựng trong luận án để phân tích các đặc điểm ĐCMT gắn với sử dụng đất tại các cửa sông khác.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Lưu Đức Dũng, Hoàng Văn Đại, Nguyễn Khánh Linh (2014), “Đánh giá tình trạng xâm nhập mặn khu vực hạ lưu sông Mã, tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn số 645 (Tháng 9/2014), tr.36-40.

[2] Lưu Đức Dũng, Lưu Đức Hải (2014), “Một số khía cạnh môi trường trong quy hoạch phát triển thành phố Thanh Hóa”, Tạp chí Quy hoạch Xây dựng số 70 (Tháng 12), tr.36-39.

[3] Luu Duc Dung, Hoang Van Dai (2014), “Inundation risk associated with sea level extreme during the 21th century at the Ma estuaries (Vietnam)”, Proceedings of the 19th IAHR-APD Congress 2014, Hanoi, Vietnam (ISBN 978604821338-1) – Section 5 Sustainable water resources.

[4] Lưu Đức Dũng, Hoàng Văn Đại, Hoàng Anh Huy, Nguyễn Khánh Linh (2015), “Mô phỏng các nguy cơ ngập lụt bởi nước biển dâng do biến đổi khí hậu tại cửa sông Mã, Thanh Hóa”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn số 660 (Tháng 12/2015), tr.12-19.

 

 

 Chu Đức - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   |