1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đào Thị Thu Hường
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 15/06/1973
4. Nơi sinh: Hải Phòng
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2661/QĐ-ĐT, ngày 09/09/2011 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định kéo dài thời gian đào tạo Số 5503/QĐ- ĐHQGHN ngày 29/12/2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Quyết định trả về địa phương số 975/QĐ- KL ngày 29/12/2016 của Chủ nhiệm Khoa Luật.
7. Tên đề tài luận án: Áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông
8. Chuyên ngành: Luật Quốc tế
9. Mã số: 9380101.06
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Bá Diến; TS. Nguyễn Toàn Thắng
11. Tóm tắt các kết quả mới của Luận án:
Kết quả nghiên cứu mới của Luận án: đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về vấn đề áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Cụ thể, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu có liên quan đã được công bố, Luận án đã:
- Tiếp tục làm rõ hơn các vấn đề lý luận về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế góp phần làm sáng tỏ, phong phú thêm cơ sở khoa học của việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung và giải quyết tranh chấp quốc tế về biển, đảo nói riêng;
- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng các nguyên tắc này trong việc giải quyết các tranh chấp về biển, đảo trên thế giới nói chung và ở khu vực Biển Đông nói riêng;
- Góp phần đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào việc giải quyết các tranh chấp quốc tế về biển, đảo; góp phần đưa ra giải pháp giải quyết các tranh chấp Biển Đông trên cơ sở áp dụng một cách triệt để toàn bộ giá trị nội dung của các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại khu vực biển này.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Với những kết quả đạt được, Luận án góp phần làm phong phú thêm cơ sở khoa học của việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung và giải quyết tranh chấp quốc tế về biển, đảo nói riêng.
Những kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ bổ sung vào hệ thống các công trình nghiên cứu khoa học về Biển Đông của Việt Nam nhằm đưa tiếng nói khách quan và khoa học của các nhà nghiên cứu Việt Nam đến với cộng đồng quốc tế. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo có giá trị cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc nghiên cứu, hoạch định chính sách, kiến nghị và đề xuất cho Nhà nước các giải pháp cho quá trình giải quyết các tranh chấp có liên quan trực tiếp tới Việt Nam tại khu vực Biển Đông cũng như trong việc tổ chức thực hiện các giải pháp đó trên thực tế. Luận án cũng có thể được sử dụng phục vụ cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu tại các Viện, Trường và các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam, góp phần vào công cuộc tuyên truyền, nâng cao ý thức và hiểu biết về về biển đảo, chủ quyền lãnh thổ, xây dựng nhận thức rõ ràng về trách nhiệm đấu tranh bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Chiến lược và cách thức Việt Nam chấp nhận thẩm quyền của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ).
14. Các công trình công bố có liên quan đến luận án:
|