1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hương
2.Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 16/9/1983
4. Nơi sinh: Liên Bạt, Ứng Hòa, Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 4860/QĐ-KHTNHN ngày 24/11/2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 5030/QĐ-ĐHKHTN ngày 30/12/2016 về việc điều chỉnh tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học luận án tiến sĩ.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu chế tạo vật liệu compozit trên cơ sở zeolit ứng dụng xử lý một số dung môi hữu cơ dễ bay hơi.
8. Chuyên ngành: Hoá môi trường
9. Mã số: 62 44 01 20
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS Lê Thanh Sơn; Hướng dẫn phụ: PGS.TS Trần Hồng Côn
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Đã tổng hợp được ba loại vật liệu hấp phụ mới, vật liệu lai dạng compozit zeolit - chất tạo liên kết - silicagel; compozit zeolit - silica và compozit zeolit - photphat hữu cơ. Các vật liệu này có cấu trúc lưỡng mao quản (vi mao quản và mao quản trung bình) và có tính chất ưu hữu cơ, ưa nước rất thích hợp cho hấp phụ các VOCs.
- Vật liệu compozit zeolit - photphat hữu cơ, có khả năng hấp phụ chọn lọc các tác nhân VOCs, đặc biệt đối với benzen và butyl axetat do cấu trúc đặc biệt của loại vật liệu này.
- Đã nghiên cứu và xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến dung lượng hấp phụ của các vật liệu compozit zeolit nền HY, H-MOR đối với hai tác nhân VOCs là benzen và butyl axetat trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhằm ứng dụng vào thực tế xử lý khí tại các cơ sở sửa chữa, sản xuất vũ khí trang bị kỹ thuật trong quân đội, bằng phương pháp hấp phụ động.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Có khả năng ứng dụng trong thực tiễn.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chế tạo vật liệu compozit zeolit và thử nghiệm trong điều kiện thực tế.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1]. Nguyen Thi Huong, Le Thanh Son, Tran Hong Con (2015), “Synthesis and properties of material based on organic silica and zeolit mordenit”, Viet Nam Journal of Chemistry 53(2), pp. 156-160.
[2]. Nguyễn Thị Hương, Lê Thanh Sơn, Trần Hồng Côn, Võ Hoàng Phương (2015), “Nghiên cứu chế tạo màng compozit zeolit - silicagel”, Tạp chí Hóa học 53(5e1), pp. 203-207.
[3]. Nguyễn Thị Hương, Lê Thanh Sơn, Trần Hồng Côn, Võ Hoàng Phương (2015), “Ảnh hưởng của hàm lượng chất cơ silic đến tính chất của vật liệu compozit zeolit”, Tạp chí Hóa học 53(3E12), pp. 61-65.
[4]. Le Thanh Son, Tran Hong Con, Nguyen Thi Huong, Vo Hoang Phuong (2016), “Influence of Y zeolite content on the property of zeolite composite materials”, VNU Journal of Science: Natural Sicence and Technology 32(3), pp. 141-146.
[5]. Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Thị Ngân, Trần Hồng Côn, Đỗ Quang Trung, Trần Thị Thanh Vân (2016), “Nghiên cứu khả năng hấp phụ hơi benzen trong không khí của zeolit HY và mordenit”, Tạp chí Xúc tác và Hấp phụ 5(No3), tr.78-84.
[6]. Nguyễn Thị Hương, Lại Thanh Bình, Đỗ Quang Trung, Lê Thanh Sơn, Trần Hồng Côn (2017), “Hấp phụ butyl axetat trong không khí trên cacbon hoạt tính và zeolit (HY, MOR)”, Tạp chí Hóa học 55(5E1,2), tr. 193-199.
[7]. Nguyen Thi Huong, Vo Hoang Phuong, Tran Hong Con, Le Thanh Son, Dang Thi Uyen (2018), “Removal posibility of benzene vapour in the air by zeolite HY composite”, Austrian journal of Technical and Natural sciences No 1-2, pp. 63-71.
|