1. Họ và tên nghiên cứu sinh: LÊ THỊ NHUẤN
2.Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 25/05/1981
4. Nơi sinh: Hưng Yên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 5772/QĐ-ĐHQGHN, ngày 31/12/2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định chuyển chương trình đào tạo theo Quyết định số 159/QĐ-VNH ngày 23/6/2017 của Viện trưởng Viện VNH&KHPT
7. Tên đề tài luận án: Quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt ở Đà Lạt từ đầu thế kỷ XX đến nay
8. Chuyên ngành: Việt Nam học
9. Mã số: 62 22 01 13
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS.TS Vũ Văn Quân; Hướng dẫn 2: GS.TS Phạm Hồng Tung
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
-Luận án là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống trên cơ sở tiếp cận phương pháp liên ngành và khu vực học về quá trình hình thành cộng đồng người Việt ở Đà Lạt từ đầu thế kỷ XX đến nay.
- Luận án cung cấp nguồn tư liệu bao gồm tư liệu lưu trữ, tư liệu thực địa phong phú về quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt tại địa bàn nghiên cứu.
- Luận án đã phát hiện ra nhiều điểm mới về lực đẩy và lực hút của các nhóm dân cư Việt đến Đà Lạt qua từng thời kỳ lịch sử, nhất là thời kỳ từ năm 1954-1975 không chỉ chịu tác động bởi yếu tố kinh tế, xã hội, mà còn bị tác động bởi yếu tố quân sự, tôn giáo. Điều mà trước nay các lý thuyết di dân trên thế giới chưa đề cập đến.
- Luận án đã chỉ ra mỗi nhóm dân cư Việt đến từ các vùng miền khác nhau đã mang theo bản sắc văn hóa của địa phương, tạo nên dấu ấn văn hóa của cộng đồng tại Đà Lạt.
- Luận án đã luận giải được vai trò ngày càng quan trọng của cộng đồng người Việt trong sự phát triển của đô thị Đà Lạt từ quá khứ cũng như hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu góp phần nhận diện xu hướng biến đổi của cộng đồng người Việt trong bối cảnh phát triển bền vững vùng đất Đà Lạt nói riêng, Lâm Đồng và Tây Nguyên nói chung.
- Những kết quả nghiên cứu thể hiện trong luận án còn góp phần nhận diện được đầy đủ và sâu sắc hơn về sự thích ứng, hòa nhập của cộng đồng người Việt tại Đà Lạt, từ đó có thể biến tất cả những gì mình có thành lợi thế cạnh tranh quốc tế, điều đang rất cần trong thời kỳ chủ động hội nhập toàn diện với thế giới.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Luận án đề xuất một số giải pháp có ý nghĩa tham khảo, làm cơ sở khoa học góp phần xây dựng chính sách phát triển cộng đồng người Việt trong bối cảnh phát triển bền vững thành phố du lịch sinh thái Đà Lạt.
- Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng vào việc giảng dạy, nghiên cứu về cộng đồng dân cư đô thị theo hướng tiếp cận liên ngành và khu vực học.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
1) Biến đổi văn hóa, lối sống của người Đà Lạt hiện nay;
2) Biến đổi tâm lý - xã hội của các nhóm dân cư ở Đà Lạt dưới tác động của quá trình hiện đại hóa;
3) Biến đổi không gian cư trú của cộng đồng dân cư Đà Lạt dưới tác động của quá trình hiện đại hóa;
4) Biến đổi nghề nghiệp, lao động, việc làm của bộ phận lao động nữ nhập cư ở Đà Lạt hiện nay;
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án (liệt kê theo trình tự thời gian):
1. Lê Thị Nhuấn (2015), “Quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt ở Đà Lạt từ năm 1893 đến 1954”, Tạp chí Khoa học Đại học Hồng Đức, Số 26 (10), ISSN: 1859-2759, tr.77-86.
2. Lê Thị Nhuấn (2016), “Dalat: Target for French Colonist’ administrative center of Indochina 1893 to 1954” (Ý tưởng xây dựng Đà Lạt thành thủ đô hành chính Đông Dương của thực dân Pháp thời kỳ 1893-1954), Kỷ yếu Hội thảo 4th Asean on humanities and social sience, ISBN: 978-616-92558-1-9, Political Science Association of Kasetsart University, Thailand, tr.29-39.
3. Lê Thị Nhuấn (2016), “Cộng đồng người Việt ở thành phố Đà Lạt bảo tồn và phát huy bản sắc”, Tạp chí Khoa học Đại học Hồng Đức, Số 31 (10), ISSN: 1859-2759, tr.135-145.
4. Lê Thị Nhuấn (2016), “Thích ứng của người Việt tại đô thị (Trường hợp người Việt tại Đà Lạt)”, Tạp chí Khoa học Xã hội miền Trung, Số 5 (43), ISSN: 1859-2635, tr.43-51.
5. Lê Thị Nhuấn (2017), “Tên đường phố Đà Lạt từ đầu thế kỷ XX đến 1954”, Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn, Số 31 (56), ISSN: 1859-3208, tr.74-82.
6. Lê Thị Nhuấn (2017), “Quá trình di cư và phát triển của cộng đồng người Việt ở Đà Lạt từ năm 1954 đến 1975”, Tạp chí Khoa học Xã hội miền Trung, Số 4 (48), ISSN: 1859-2635, tr.28-38.
7. Lê Thị Nhuấn (2017), “Quá trình di cư và lập ấp Ánh Sáng của người Việt gốc Thừa Thiên - Huế tại Đà Lạt”, Tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội, Số 8 (51), ISSN: 0866-756X, tr.57-62.
8. Lê Thị Nhuấn (2018), “Phong cách của người Việt tại Đà Lạt”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Số (404), tháng 2, ISSN: 0866-8655, tr.37-40.
|