1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Thị Phương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 14/9/1982
4. Nơi sinh: Phú Thọ
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 3612/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31/12/ 2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Cuộc vận động phụ nữ miền Bắc của Đảng Lao động Việt Nam (1965-1975)
8. Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
9. Mã số: 62 22 03 15
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Hồng Tung
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án trình bày hệ thống chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam về vận động phụ nữ ở miền Bắc trong giai đoạn 1965-1975.
- Trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản của Khoa học Lịch sử Đảng, phối hợp với việc sử dụng một số phương pháp và cách tiếp cận liên ngành, luận án lần đầu tiên cố gắng nhìn nhận và khám phá cuộc vận động phụ nữ miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn 1965 - 1965 với tính cách một cuộc vận động quần chúng từ những chiều cạnh và góc độ khác nhau.
- Trên cơ sở đó, luận án đã đánh giá toàn diện và chỉ ra những thành tựu và những hạn chế của cuộc vận động phụ nữ miền Bắc Việt Nam trong thời gian từ 1965 - 1975 dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức của Đảng Lao động Việt Nam.
- Luận án đã rút ra những bài học kinh nghiệm, góp phần vào công cuộc vận động phụ nữ của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
- Luận án góp phần cung cấp những luận cứ khoa học có thể sử dụng trong công tác phụ vận của Đảng hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu lịch sử Đảng ở các chương trình đào tạo trong thời kỳ đổi mới.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ, tôi có dự định tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về công tác dân vận của Đảng.
14. Các công trình công bố có liên quan đến luận án:
1. Lê Văn Phong, Hoàng Thị Phương (2016), “Đồng chí Nguyễn Thị Thập với phong trào “Ba đảm đang” trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1974)”, Nguyễn Thị Thập người con ưu tú của Nam bộ thành đồng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 148-159.
2. Hoàng Thị Phương (2017), “Công tác vận động phụ nữ của Đảng ở miền Bắc, giai đoạn 1965-1968”, Tạp chí Lịch sử Đảng (322), tr. 77-82.
3. Hoàng Thị Phương (2017), “Dấu ấn của phụ nữ miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (400), tr.112-114.
|