Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Đoàn Minh Tâm
Tên đề tài luận án: Nghệ thuật thơ lục bát Việt Nam thế kỉ XX (Qua một số tác giả tiêu biểu).

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: ĐOÀN MINH TÂM          

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 19/4/1982                                                            

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh:

Số 3216//2014/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có.

7. Tên đề tài luận án: Nghệ thuật thơ lục bát Việt Nam thế kỉ XX (Qua một số tác giả tiêu biểu).

8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam                            

9. Mã số: 62 22 01 21

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Văn Lân

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Mô tả chi tiết bốn giai đoạn vận động lớn của lục bát trong thế kỉ XX gồm giai đoạn 1900 – 1932; 1932 – 1945; 1945 – 1975; 1975 – 2000 trên các bình diện đội ngũ tác giả, những đề tài chính, những thành tựu cơ bản và chỉ ra gương mặt lục bát tiêu biểu cho từng giai đoạn.

- Nêu lên những cách tân nghệ thuật thông qua việc trình bày cụ thể các biến thể về tiếng, thanh điệu, vần điệu, nhịp điệu của thể lục bát.

- Trình bày chi tiết các cấu trúc của một bài thơ lục bát như cấu trúc kể chuyện, cấu trúc lời ru, cấu trúc liên hoàn, cấu trúc đối đáp… và sự đổi mới nghệ thuật của các cấu trúc đó trong các bài thơ lục bát được sáng tác trong thế kỉ XX so với các sáng tác lục bát thuộc các giai đoạn trước.

- Phân tích một số các biện pháp nghệ thuật lớn trong lục bát thế kỉ XX như lảy Kiều, sử dụng điển tích, điển cố, chơi chữ... qua đó nêu bật lên những thành tựu trong cách tân nghệ thuật lục bát của các nhà thơ trong thế kỉ XX.

- Nêu và phân tích một số phương thức nghệ thuật như phương thức gia đình hóa, phương thức vĩ đại hóa, phương thức lời ru, phương thức đối lập, phương thức bi hùng hóa trong việc xây dựng ba biểu tượng lục bát tiêu biểu trong thế kỉ XX là biểu tượng Hồ Chí Minh, biểu tượng người mẹ và biểu tượng người lính.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: làm tài liệu nghiên cứu cho giáo viên phổ thông, những ai quan tâm đến thể loại lục bát.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Lục bát của các cây bút trẻ trong những năm đầu thế kỉ XXI.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

- Đoàn Minh Tâm (2014), “Một vài phác họa ban đầu về những cách tân lục bát của Tố Hữu”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (801), tr 98-101.

- Đoàn Minh Tâm (2016), “Hình tượng Bác Hồ trong thơ lục bát”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (837+838), tr 155 – 159.

- Đoàn Minh Tâm (2016), “Nghệ thuật chơi chữ trong lục bát”, Tạp chí Nhà văn & Tác phẩm (5+6), tr 98-99.

- Đoàn Minh Tâm (2017), “Tổng quan các hướng nghiên cứu thơ lục bát ở Việt Nam thế kỉ XX”, Tạp chí Khoa học – Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (47), tr 81-88.

- Đoàn Minh Tâm (2017), “Một vài khảo sát bước đầu về biến thể trong thanh điệu, vần điệu, nhịp điệu của lục bát thế kỉ XX”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (4), tr 91 – 101.

- Đoàn Minh Tâm (2017), “Vài suy nghĩ về lục bát Nguyễn Bính”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (872), tr 117 – 120.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   |