1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đinh Việt Bách
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 16-3-1978
4. Nơi sinh: Ninh Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội;
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian học tập (12 tháng) theo Quyết định số 4619/QD-XHNV ngày 29 /12 /2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên luận án: Hiện thực hóa thiết chế tự chủ trong hệ thống khoa học và công nghệ Việt Nam.
8. Chuyên ngành: Quản lý khoa học và công nghệ;
9. Mã số: Thí điểm.
10. Cán bộ hướng dẫn: Tiến sỹ Trần Quốc Khánh và Tiến sỹ Hồ Ngọc Luật.
11. Tóm tắt các kết quả mới của Luận án
Về lý luận, dựa trên tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia, trong đó, các hoạt động KH&CN xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp, của xã hội và tạo ra được sản phẩm mới được thị trường và xã hội chấp nhận, Luận án đưa ra triết lý của thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN. Bên cạnh đó, Luận án làm rõ quan điểm nhiệm vụ KH&CN không thể xuất phát từ ý chí chủ quan của Nhà nước, Nhà nước không phải là chủ thể của hoạt động KH&CN, Nhà nước không trực tiếp thực hiện hoạt động KH&CN.
Về thực tiễn, dựa trên tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia, Luận án đưa ra các giải pháp để hiện thực hóa thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN Việt Nam: (1) Nhà nước không trực tiếp thực hiện hoạt động KH&CN, Nhà nước chỉ thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động KH&CN; (2) Nhiệm vụ KH&CN phải do chủ thể hoạt động KH&CN chủ động đề xuất và tổ chức thực hiện, Nhà nước có thể xem xét, tài trợ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ KH&CN; (3) Chủ thể hoạt động KH&CN được quyền tự chủ trong việc quản lý, sử dụng tài chính từ mọi nguồn tài trợ để thực hiện nhiệm vụ KH&CN; (4) Mạng lưới tổ chức KH&CN công lập được tái cấu trúc theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối và không bị quản lý như đơn vị sự nghiệp công lập; (5) Nhân lực KH&CN trong tổ chức KH&CN công lập không bị quản lý như công chức, viên chức của Nhà nước và được quyền tự chủ trong đề xuất và thực hiện nhiệm vụ KH&CN; (6) Khoa học và công nghệ gắn kết chặt chẽ với sản xuất và đào tạo để KH&CN thể hiện vai trò đối với phát triển kinh tế - xã hội; (7) Vận hành nền kinh tế theo đúng quy luật thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy phát triển nhu cầu công nghệ và phát triển thị trường công nghệ.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Nội dung Luận án có thể sử dụng để phục vụ công tác xây dựng chính sách quản lý hoạt động KH&CN, quản lý nhân lực KH&CN, quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN, quản lý tổ chức KH&CN.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu về tái cơ cấu, đa dạng hóa nguồn tài chính đầu tư cho KH&CN của Việt Nam
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến Luận án
a) Đinh Việt Bách (2013), “Phát triển nhân lực KH&CN: cần thực hiện đồng bộ các giải pháp”, Tạp chí KH&CN Việt Nam (8), tr.36-38.
b) Đinh Việt Bách (2013), “Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm: cần đồng bộ hóa giữa các cơ chế, chính sách”, Tạp chí KH&CN Việt Nam (5), tr.11-13.
c) Đinh Việt Bách (2016), “Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập: những điều chỉnh cần thiết”, Tạp chí KH&CN Việt Nam (5), tr.17-20.
d) Đinh Việt Bách (2017), “Đổi mới cơ chế tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn (2b), tr.316-326.
e) Đinh Việt Bách (2017), “Tái cấu trúc mạng lưới tổ chức KH&CN công lập”, Tạp chí Chính sách và Quản lý KH&CN (4), tr.32-44.
|