Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Lý
Tên đề tài luận án: Sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Nghiên cứu trường hợp tại Phường Quảng Hưng và Phường Đông Thọ)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Lý               

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 02/4/1986                                                            

4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận NCS năm 2012.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi tên đề tài theo QĐ số 738/ QĐ - SĐH ngày 28 tháng 10 năm 2015

7. Tên đề tài luận án: Sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Nghiên cứu trường hợp tại Phường Quảng Hưng và Phường Đông Thọ)

8. Chuyên ngành: Xã hội học                                       

9. Mã số: 62 31 03 01

10. Cán bộ hướng dẫn:            1. GS.TS Phạm Tất Dong         

2. PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hạnh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án phân tích sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình ở thành phố Thanh Hóa ở 3 khía cạnh: kế thừa về vị trí nghề nghiệp, kế thừa về kinh nghiệm, kĩ năng nghề nghiệp và kế thừa về giá trị nghề. Các nghiên cứu định tính và định lượng cho thấy sự kế thừa về vị trí nghề nghiệp có xu hướng giảm dần qua các thế hệ và theo thời gian. Sự kế thừa về kinh nghiệm, kĩ năng nghề nghiệp và sự kế thừa g`iá trị nghề nghiệp diễn ra ở tất cả các nhóm nghề song nhóm nghề có địa vị cao sự kế thừa nghề mang tính chủ động, còn ở nhóm địa vị thấp, sự kế thừa mang tính thụ động nhiều hơn.

Sự thay đổi cấu trúc nghề nghiệp ở thế hệ sau so với thế hệ trước là một nhân tố tác động đến sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình song nhân tố này không phải là nhân tố mạnh nhất. Nguồn gốc gia đình và các yếu tố liên quan đến cá nhân người lao động cũng là một trong những nhân tố tác động đến sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình

Luận án đã sử dụng triệt để phương pháp tính di động xã hội của nhà xã hội học Yasuda để phân tích thực trạng kế thừa nghề nghiệp cũng như tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Nghiên cứu có thể là tài liệu hữu ích cho những nhà nghiên cứu về di động xã hội, di động nghề nghiệp và kế thừa nghề nghiệp.

Các nhà quản lí xã hội có thể sử dụng những kết quả và ý tưởng nghiên cứu để đưa ra những cơ sở hoạch định chính sách liên quan đến nghề nghiệp và cơ cấu kinh tế trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Chúng tôi rất mong muốn có thể nghiên cứu chủ đề này ở quy mô rộng hơn với số lượng mẫu lớn hơn.

Ngoài ra, chúng tôi cũng mong muốn nghiên cứu thêm về chủ đề phân tầng xã hội, sự bất bình đẳng mang tính cấu trúc trong xã hội hiện đại.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1.   Nguyễn Thị Lý (2015), “Hiện trạng kế thừa nghề nghiệp trong tình hình gia tăng hiện tượng di động nghề nghiệp”, Tạp chí Khoa học giáo dục (118), tr53 – 56.

2.    Nguyễn Thị Lý (2017), “Sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (397), tr 41 – 44. 

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   |