Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Hằng Nga
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật xử lý phế thải rắn từ chế biến tinh bột sắn làm phân hữu cơ sinh học

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hằng Nga     

2.Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:     02/4/1984                                                         

4. Nơi sinh: Hưng Yên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 3201/QĐ-SĐH ngày 08/11/2010  của Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật xử lý phế thải rắn từ chế biến tinh bột sắn làm phân hữu cơ sinh học

8. Chuyên ngành:  Môi trường đất và nước                   

9. Mã số: 62440303

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:           Hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Lan Hương

                                                            Hướng dẫn phụ: PGS.TS. Trần Khắc Hiệp

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Phân lập, tuyển chọn và khai thác các đặc tính sinh học của 03 chủng vi sinh vật gồm 01 chủng vi sinh vật có hoạt tính phân giải xenluloza và tinh bột Streptomyces griseorubens SHX.02, 01 chủng vi sinh vật phân giải phosphat khó tan Bacillus polyfermenticus SHB.18 và 01 chủng vi sinh vật cố định nitơ tự do Azotobacter beijerinckii SHV.07 để sản xuất chế phẩm vi sinh vật đa chủng và đa chức năng, sử dụng xử lý phế thải rắn từ CBTBS.  

- Ứng dụng thành công chế phẩm vi sinh vật để xử lý nhanh phế thải từ CBTBS quy mô công nghiệp tại Ninh Bình và Đắk Lắk tạo thành phân bón hữu cơ sinh học đảm bảo chất lượng theo Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT. Nguồn phân bón này có thể thay thế phân chuồng, tiết kiệm 25% phân khoáng mà không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và  bước đầu cải thiện tính chất đất trồng sắn tại Krông Bông- Đắk Lắk.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Việc tái sử dụng phế thải rắn làm phân bón hữu cơ sinh học không những tận dụng được nguồn tài nguyên bỏ đi mà còn giúp cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường, đáp ứng được tiêu chí sản xuất sạch hơn trong sản xuất tinh bột sắn, giúp gắn kết nhà máy với người nông dân trồng sắn đảm bảo đầu vào sản xuất và phát triển bền vững nền nông nghiệp hữu cơ.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Tiếp tục sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý phế thải rắn từ chế biến tinh bột sắn với quy mô lớn ở các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên cả nước.

- Đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ sinh học chế biến từ phế thải rắn chế biến tinh bột sắn đối với các loài cây trồng và các loại đất khác.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Lương Hữu Thành, Vũ Thuý Nga, Nguyễn Thị Hằng Nga, Đào Văn Thông Lê Thị Thanh Thuỷ, Cao Hương Giang, Hà Thị Thuý, Lưu Thị Hồng Thắm (2011), “Tuyển chọn bộ chủng vi sinh vật xử lý phế thải sau chế biến tinh bột sắn dạng rắn làm phân bón hữu cơ sinh học”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 1 (22)/2011, tr.109-112.

[2] Lương Hữu Thành, Vũ Thúy Nga, Đào Văn Thông, Hứa Thị Sơn, Tống Hải Vân, Cao Hương Giang, Phạm Thị Thanh Huyền, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Hà Thị Thúy, Nguyễn Thị Hằng Nga (2013), “Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh vật để xử lý phế thải nhà máy chế biến tinh bột sắn”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số tháng 3/2013, tr.133-139.

[3] Nguyễn Thị Hằng Nga, Nguyễn Lan Hương, Trần Khắc Hiệp, Nguyễn Kiều Băng Tâm (2015), “Ứng dụng xạ khuẩn trong xử lý phế thải dạng rắn của nhà máy chế biến tinh bột sắn làm phân hữu cơ sinh học”, Tạp chí Khoa học Đất, số 46/2015, tr.84-88.

[4] Nguyễn Thị Hằng Nga, Nguyễn Lan Hương, Trần Khắc Hiệp, Nguyễn Kiều Băng Tâm, Lương Hữu Thành (2016), “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật để xử lý phế thải rắn sau chế biến tinh bột sắn làm phân hữu cơ sinh học” Tạp chí Khoa học ĐHQG: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, tập 32 /2016, tr.282-288.  

 Chu Đức - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   |