Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Trần Thị Thanh Hương
Tên đề tài luận án: Ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh).

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Thanh Hương                  

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 19/06/1974                                                    

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ theo quyết định số 2490/QĐ-XHNV, ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh).

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                                               

9. Mã số: 62 22 02 40

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Khang

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:                                                     

- Luận án nghiên cứu, khảo sát các đặc điểm của biểu thức đánh giá tường minh qua khuynh hướng sử dụng từ ngữ đánh giá, các thành tố và mô hình nghĩa đánh giá phổ biến; xác định được các dấu hiệu, đặc điểm và khuynh hướng sử dụng biểu thức đánh giá không tường minh; chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ đánh giá dưới sự tác động của hai nhân tố xã hội (chủ đề và quyền lực).

- Luận án nhận diện và phân tích các dấu hiệu đánh giá tích cực-tiêu cực, thang độ và chủ đề đánh giá; chỉ ra khuynh hướng đánh giá về thang độ và chủ đề trong mối quan hệ giữa các biến số này và quyết định của giám khảo.

- Luận án xem xét mức độ quyền lực từ các dấu hiệu về từ vựng như: từ ngữ xưng hô, phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung, chuyển mã; về diễn ngôn như: ngắt lời, lượng từ ngữ, sự phối hợp các đánh giá; phân tích các biểu đạt về ba loại quyền lực là hợp pháp, qui chiếu, chuyên gia.

- Qua việc liên hệ với ngữ liệu tiếng Anh, luận án kiểm chứng các đặc điểm ngôn ngữ đánh giá trong tiếng Việt đồng thời tìm ra một số điểm khác biệt trong ngôn ngữ đánh giá tiếng Việt và tiếng Anh.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu giúp tăng cường hiệu quả trong giao tiếp, đặc biệt trong các môi trường đánh giá; Kết quả khảo sát liên hệ với tiếng Anh có thể trở thành tư liệu học tiếng Anh; Các phát hiện về các dấu hiệu ngôn ngữ đánh giá tường minh, thành tố cấu trúc nghĩa đánh giá, tham số giá trị, thang độ đánh giá có thể phục vụ phát triển khung phân tích về ngôn ngữ đánh giá trong các phản hồi, thăm dò ý kiến, góp ý,…; nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá trong trí tuệ nhân tạo.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá trong các ngữ cảnh khác, nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu cảm trong tiếng Việt, nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá dựa trên các tham số khác, nghiên cứu xây dựng khung phân tích các phản hồi đánh giá và nghiên cứu dựa trên các nhân tố xã hội khác ảnh hưởng đến giao tiếp đánh giá.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1) Trần Thị Thanh Hương (2014), “Chiến lược giao tiếp xưng hô của thành viên ban giám khảo trong chương trình truyền hình thực tế bằng tiếng Việt và tiếng Anh”, Ngôn ngữ và Đời sống (7), tr.53-62.

2) Trần Thị Thanh Hương (2016), “Đối chiếu lời đánh giá bằng tiếng Việt và tiếng Anh (qua trường hợp sự kiện giao tiếp đánh giá của giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí)”, Kỷ yếu Hội thảo Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường, 6/2016, Tập 2, NXB Dân trí, Hà Nội, tr.1364-1374.

3) Trần Thị Thanh Hương (2017), “Biểu đạt quyền lực trong lời đánh giá của giám khảo truyền hình thực tế”, Ngôn ngữ và Đời sống (4), tr.16-24.

4) Trần Thị Thanh Hương (2017), “Cấu trúc nghĩa của biểu thức đánh giá tường minh của giám khảo trong một số chương trình truyền hình thực tế bằng tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)”, Ngôn ngữ và Đời sống (10), tr.17-24.

5) Tran Thi Thanh Huong (2017), “Power indications in evaluative language of judges on reality television in Vietnamese (with reference to English)”, Ngôn ngữ và đời sống (Language and life) (13), pp.50-59.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   |