Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Trần Minh Văn
Tên đề tài luận án: 汉、越语空间范畴认知对比研究 (Nghiên cứu đối chiếu tri nhận về phạm trù không gian trong tiếng Hán và tiếng Việt)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Minh Văn     

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 28/05/1985                                        

4. Nơi sinh: Tuyên Quang

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2019/QĐ-ĐHNN ngày 31/12/2013

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn học tập theo Quyết định Gia hạn theo quyết định số 2093/QĐ-ĐHNN ngày 22/11/2016

7. Tên đề tài luận án: 越语空间范畴认知对比研究

(Nghiên cứu đối chiếu tri nhận về phạm trù không gian trong tiếng Hán và tiếng Việt)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc

9. Mã số: 9220204.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

- Cán bộ hướng dẫn : GS,TS Nguyễn Văn Khang

11. Tóm tắt các kết quả của luận án:

Luận án nhằm nghiên cứu đối chiếu, chỉ ra các điểm khác biệt và tương đồng trong tri nhận về không gian trong tiếng Hán và tiếng Việt từ phương diện phạm trù hóa và ẩn dụ khái niệm. Nghiên cứu đã rút ra một số các kết luận quan trọng sau :

Về đối chiếu ngữ nghĩa, cụ thể trong các bình diện phạm trù thực thể, vị trí và di chuyển, khác với tiếng Hán, tiếng Việt có hiện tượng “nơi chốn hóa” danh từ bình thường, thể hiện ở khả năng có thể thêm hoặc không thêm từ phương vị, từ nguyên tắc kinh tế của ngôn ngữ, từ phương vị tuy không xuất hiện nhưng chức năng của nó được mặc định ngầm, tức quan hệ phương vị của danh từ bình thường đã được cố định trong ý niệm.

Quan hệ không gian của vật tiêu điểm và vật tham chiếu trong tiếng Việt có hiện tượng bị mờ nhạt, thường xảy ra tình huống hòa vào làm một, thể hiện sự nhấn mạnh việc phân định phạm vi giữa người quan sát và sự vật được quan sát, làm mờ đi cấu trúc không gian trong nội bộ phạm vi của vật tiêu điểm. Chính điều này làm nổi bật lên nguyên lý “con người là trung tâm” trong tiếng Việt, tức là người quan sát thường được đặt ở vị trí tham chiếu. Do đó, ở phương diện này, so với việc đặt sự vật trong quan hệ không gian với những sự vật khách quan xung quanh trong tiếng Hán, thì trong tiếng Việt, đặc điểm không gian của sự vật mang nhiều tính chủ quan hơn.

Câu chữ “ba” đặc thù và đặc trưng cú pháp đặt thành phần nơi chốn lên trước động từ của tiếng Hán thể hiện rõ nét sự đối lập trong hướng tiếp nhận thông tin của tiếng Hán và tiếng Việt. Xu hướng tri nhận của tiếng Hán là từ bối cảnh đi tới tiêu điểm, từ không gian lớn đến không gian nhỏ, từ phạm trù lớn đến phạm trù nhỏ, ngược hoàn toàn với tiếng Việt.

Về ẩn dụ không gian, biểu hiện chủ yếu ở các khái niệm số lượng, thời gian, trạng thái, phạm vi, quan hệ xã hội, tiếng Hán và tiếng Việt có biểu hiện không hoàn toàn giống nhau ở một mối quan hệ không gian hoặc chiều không gian nào đó, cùng để chỉ một khái niệm, tiếng Việt sử dụng kết cấu “vật chứa” để biểu thị, tiếng Hán lại dùng kết cấu “trên dưới”. Đối với mặt cấu trúc, tiếng Việt ý niệm hóa sự vật thành khối lập thể ba chiều, còn tiếng Hán ý niệm hóa sự vật thành mặt phẳng hai chiều.

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy cấu trúc “trên dưới” có tần suất xuất hiện rất lớn trong tiếng Hán, hầu như tham gia vào biểu thị mọi khái niệm nói chung, thậm chí biến ý niệm thời gian trở thành một cấu trúc dọc (không hề có trong tiếng Việt), cùng với ẩn dụ về quan hệ xã hội, điều này thể hiện sâu sắc tâm lý đẳng cấp xã hội, tư tưởng tôn ti trật tự truyền thống của dân tộc Hán.

Xét về tổng thể, sự tri nhận về phạm trù không gian trong tiếng Hán và tiếng Việt là tương đồng nhiều, khác biệt ít, tuy nhiên có những khác biệt mang tính căn bản, ảnh hưởng nhất định tới lối tư duy ngôn ngữ trong mỗi thứ tiếng.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu bản thể và đối chiếu liên quan đến tri nhận phạm trù không gian trong ngôn ngữ.

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được ứng dụng trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy và vận dụng tiếng Hán:

+ Nghiên cứu đã cung cấp hệ thống nguyên lý và cách biểu đạt những phạm trù không gian như thực thể, vị trí, di chuyển trên cơ sở lý thuyết về phạm trù và hệ thống ẩn dụ những khái niệm số lượng, thời gian, trạng thái, phạm vi, quan hệ xã hội trên cơ sở lý thuyết về ẩn dụ tri nhận. Những nhận xét và kết luận rút ra cung cấp cho người nghiên cứu, giảng dạy và học tập tiếng Hán nguồn ngữ liệu và tài liệu tham khảo hữu ích, hỗ trợ cho việc thực hành tiếng Hán, biểu đạt và lý giải phạm trù không gian một cách khoa học.

+ Các mạng lưới tri nhận và ngữ nghĩa mà luận án thiết lập nên còn cung cấp cho quá trình biên soạn từ điển, ứng dụng dịch máy… một ngữ liệu tham khảo quan trọng.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Tiếp tục đi sâu nghiên cứu không gian trên cơ sở lý thuyết về phạm trù.

- Nghiên cứu pha trộn ý niệm không gian.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1) Trần Minh Văn (2015), Cách biểu đạt “trước/sau” trong tri nhận thời gian của tiếng Việt”, Ngôn ngữ & đời sống, 10, tr.125-128. (ISSN: 0868 – 3409).

2) Trần Minh Văn (2017), “汉语空间词与越南语的“sâu”的认知隐喻对比研究”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia dành cho học viên cao học & nghiên cứu sinh lần thứ nhất, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 689-694. (ISBN: 978-604-62-9306-4).

3) Trần Minh Văn (2017), “Nghiên cứu ẩn dụ tri nhận từ chỉ không gian “dài, ngắn” trong tiếng Việt (đối chiếu với tiếng Anh)”, Tuyển tập công trình Hội thảo khoa học quốc gia Nghiên cứu và giảng dạy bản ngữ, ngoại ngữ và khu vực học trong thời kỳ hội nhập, Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr. 328-332. (ISBN: 978-604-84-2517-3).

4) Trần Minh Văn (2017), “A study of temporal cognition through spatial metaphors in Chinese: Compared with Vietnamese”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 62 (5), tr. 93-99. (ISSN: 2354 - 1067).

 Cầm Tài - VNU - ULIS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   |