Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Lê Anh Trung
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu thực trạng nhiễm và chuyển hóa amoni trong nước cấp sinh hoạt theo hình thức lưu trữ quy mô hộ gia đình

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: LÊ ANH TRUNG               

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh:     30/05/1981                                                       

4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận  nghiên cứu sinh: Quyết định số 3201/QĐ-SĐH ngày 08/11/2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội      

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu thực trạng nhiễm và chuyển hóa amoni trong nước cấp sinh hoạt theo hình thức lưu trữ quy mô hộ gia đình

8. Chuyên ngành: Môi trường đất và nước                          

9. Mã số: 62.44.03.03

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:           Hướng dẫn chính: PGS.TS Đồng Kim Loan       

                                                            Hướng dẫn phụ: PGS.TS Trần Hồng Côn

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án đã đưa ra một bức tranh tổng thể về hiện trạng lưu trữ nước cấp sinh hoạt phổ biến của các hộ gia đình, cụm dân cư tại các đô thị ở Việt Nam. Các hình thức lưu trữ nước cấp sinh hoạt có nồng độ amoni cao tiềm ẩn những nguy cơ nhiễm độc các hợp chất nitơ do tái nhiễm và sự chuyển hóa trong quá trình lưu trữ.

- Lần đầu tiên ở Việt Nam đề cập tới những quá trình sinh hóa xảy ra trong các cách thức lưu trữ nước sinh hoạt và làm sáng tỏ một số vấn đề về sự nhiễm amoni, sự biến đổi, chuyển hóa các hợp chất nitơ và sự tồn tại, tác động của một số vi sinh vật chuyển hóa nitơ trong các loại thiết bị lưu trữ nước khác nhau ở quy mô hộ gia đình.

- Những kết quả nghiên cứu trên mô hình thực nghiệm là cơ sở đề xuất một số giải pháp giảm thiểu vấn đề nhiễm amoni trong nước cấp sinh hoạt quá trình lưu trữ nước sinh hoạt.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Những phát hiện và những kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở đóng góp vào việc thay đổi quan điểm và nâng cao nhận thức về các hình thức lưu trữ nước đang rất phổ biến tại Việt Nam, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Các đề xuất về giảm thiểu nồng độ amoni và các hợp chất chứa nitơ khác trong các thiết bị lưu trữ nước có thể áp dụng ngay cho hộ gia đình cũng như các cụm dân cư có các bể lưu trữ nước chung. Kết quả của luận án là cơ sở thực tiễn góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm amoni và các hợp chất chứa nitơ trong những thiết bị lưu trữ nước sinh hoạt không chỉ ở các thành thị mà tại hầu hết các địa bàn dân cư ở Việt Nam.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Tiếp tục nghiên cứu đánh giá sự biến động và chuyển hóa của các hợp chất chứa nitơ trong mối tương quan với các hợp chất khử trùng cho nước cấp.

- Mở rộng phạm vi nghiên cứu để đánh giá hiện tượng nhiễm amoni không chỉ với nước sinh hoạt có nguồn từ nước ngầm mà còn từ nguồn nước mặt cùng với những tác động của môi trường lưu trữ, của các vi sinh vật và cách tiếp cận của người sử dụng nước.

- Tiếp tục nghiên cứu quá trình sử dụng nước của người dân, ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu để đề xuất các thiết bị lưu trữ, hình thức lưu trữ phù hợp, giảm thiểu được các tác động đối với khu vực có nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm amoni cao.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Đồng Kim Loan, Trần Hồng Côn, Trần Thị Hồng, Lê Anh Trung, Nguyễn Thị Hân (2010), “Sử dụng kit thử amoni tự chế tạo phân tích đánh giá hiện tượng nhiễm amoni trong một số nguồn nước cấp tại Hà Nội”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 26 (5S), tr. 790 -797.

[2] Lê  Anh Trung, Đồng Kim Loan, Trần Hồng Côn (2016), “Đánh giá thực trạng nhiễm các dạng nitơ trong nước sinh hoạt ở một số hình thức lưu trữ nước tại phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các khoa học trái đất và môi trường, 32 (1S), tr. 110 - 117.

[3] Lê  Anh Trung, Đồng Kim Loan, Trần Hồng Côn (2017), “Sự biến đổi nồng độ amoni, nitrit và nitrat trong thiết bị lưu trữ nước quy mô hộ gia đình, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, kỳ 2, tháng 7, tr. 50 - 52.

 [4] Lê  Anh Trung, Đồng Kim Loan, Trần Hồng Côn, Nguyễn Thị Thu Hoài (2017), “Nghiên cứu khả năng nitrat hóa NH4+ trong những điều kiện lưu trữ nước cấp sinh hoạt khác nhau”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, kỳ 1, tháng 10, tr. 29 - 32.

 Chu Đức - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   |