1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Quỳnh Hảo
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 22/08/1977
4. Nơi sinh: Hưng Yên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 5772/QĐ-ĐHQGHN, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định chuyển chương trình đào tạo từ Chương trình đào tạo tiến sĩ Việt Nam học đạt chuẩn quốc tế sang chương trình tiến sĩ Việt Nam học hệ chuẩn Đại học Quốc gia Hà Nội theo Quyết định số 159/QĐ-VNH, ngày 23/6/2017 của Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển.
- Gia hạn thời gian đào tạo 06 tháng theo Quyết định số 03/QĐ-VNH ngày 02/01/2018 của Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển.
- Quyết định đổi tên đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh số 285/QĐ-VNH ngày 28/11/2017 của Viện trưởng Viện Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển.
7. Tên đề tài luận án: “Vị thế và vai trò của phụ nữ dân tộc Ê-đê và Mnông trong xã hội truyền thống (qua khảo sát sử thi và luật tục)”.
8. Chuyên ngành: Việt Nam học
9. Mã số: 62 22 01 13
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh; 2. TS. Lê Hồng Phong
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Thông qua việc khảo sát vị thế và vai trò của phụ nữ dân tộc Ê-đê, Mnông trong xã hội truyền thống (qua sử thi và luật tục), đề tài góp phần làm rõ hơn một trong các chiều cạnh quan trọng của không gian văn hóa dân tộc Ê-đê, M’nông vùng Tây Nguyên là chiều cạnh xã hội với con người chủ thể, trong đó người phụ nữ giữ vai trò hết sức quan trọng trong các hoạt động cộng đồng và gia đình truyền thống theo chế độ mẫu hệ.
- Vai trò, vị thế của người phụ nữ Tây Nguyên là một truyền thống văn hóa gắn với văn hóa mẫu hệ, nó là một truyền thống văn hóa lâu đời của một số tộc người ở Tây Nguyên, trước những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, giá trị của nó không thể bất biến. Theo thời gian, cùng với sự phát triển kinh tế là sự đổi mới về xã hội và văn hóa trên toàn lãnh thổ Tây Nguyên vai trò, vị thế người phụ nữ chắc chắn có nhiều biến đổi theo các chiều hướng khác nhau đối với từng khu vực khác nhau. Luận án sẽ cố gắng lí giải các nguyên nhân của sự biến đổi đó khi tìm hiểu về vị thế và vai trò của người phụ nữ Ê-đê, Mnông ở Tây Nguyên.
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp thêm tư liệu về vị thế, vai trò của người phụ nữ trong đời sống gia đình, đời sống cộng đồng, xã hội, trong lao động sản xuất, trong mối quan hệ với cha mẹ, con cái, chồng, anh chị em…qua sử thi và luật tục của hai dân tộc Ê-đê, M’nông ở Tây Nguyên trong sự so sánh với đời sống hiện tại. Góp một cái nhìn chi tiết, cụ thể, có hệ thống về vị thế, vai trò của người phụ nữ Ê-đê, Mnông từ truyền thống cho đến hiện tại.
- Bằng phương pháp phân tích theo mô hình SWOT về vai trò, vị thế của người phụ nữ Ê-đê, Mnông, đưa ra những điểm mạnh và cơ hội, chỉ ra các điểm yếu và những thách thức còn tồn tại để có giải pháp khắc phục nhằm phát huy vai trò, vị thế của người phụ nữ trong xã hội.
- Qua vị thế, vai trò của người phụ nữ được ghi nhận qua sử thi và luật tục, góp phần làm rõ hơn đặc trưng văn hóa tộc người của dân tộc Ê-đê, Mnông vùng Tây Nguyên.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Góp thêm tư liệu về phương thức tổ chức xã hội truyền thống của hai tộc người này thời xưa, một chiều cạnh quan trọng của không gian văn hóa hai tộc người Ê-đê và Mnông truyền thống trong khu vực Tây Nguyên.
- Có giá trị tham khảo tốt đối với các nghiên cứu về dân tộc học, xã hội học, văn hóa học, có thể trở thành các tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách về nguồn nhân lực, về bình đẳng giới đối với khu vực Tây Nguyên. Ở một vùng văn hóa đa tộc người và điều kiện kinh tế còn khó khăn như Tây Nguyên, việc nghiên cứu vị thế, vai trò của người phụ nữ qua sử thi và luật tục là vấn đề cần thiết, giúp bảo tồn giá trị văn hóa dân gian tiêu biểu là các tri thức dân gian về mặt tổ chức cộng đồng.
- Khẳng định giá trị riêng của sử thi và luật tục Tây Nguyên trong việc phản ánh chân thành nhưng giàu hình ảnh đời sống xã hội của các cộng đồng dân tộc Tây Nguyên, trong đó có những tộc người chiếm dân số đông như Ê-đê và Mnông. Là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu khi muốn tìm hiểu sâu thêm về vị thế của người phụ nữ trong cộng đồng mẫu hệ ở Tây Nguyên Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Sử dụng tư liệu của luận án, mở rộng so sánh vị thế, vai trò của người phụ nữ Ê-đê, Mnông với phụ nữ dân tộc thiểu số khác ở Tây Nguyên để thấy rõ sự tương đồng, khác biệt.
- Tìm hiểu vai trò, vị thế của người phụ nữ Ê-đê, Mnông ở các địa bàn khác, để thấy được sự tương đồng và khác biệt trong vai trò, vị thế của người phụ nữ Ê-đê, Mnông ở những vùng cư trú khác nhau.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án (liệt kê theo trình tự thời gian):
1. Lê Thị Quỳnh Hảo (2015), Vẻ đẹp người phụ nữ Mnông qua sử thi, Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt, số 10, (ISSN 0866-787X).
2. Lê Thị Quỳnh Hảo (2015), Vai trò và vị thế của người phụ nữ Mnông trong tương quan so sánh với người đàn ông (qua khảo sát sử thi), Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức, số 10, ( ISSN: 1859- 2759)
3. Lê Thị Quỳnh Hảo (2016), Văn hóa mẫu hệ Mnông qua phân tích SWOT, Tạp chí Đại học Hồng Đức, Số 10, (ISSN 1859-2759).
4. Lê Thị Quỳnh Hảo (2016), So sánh vai trò, vị thế của người phụ nữ và người đàn ông trong gia đình Êđê (khảo sát qua luật tục), Hội thảo do Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển cùng với Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á, Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 24/11/2016.
5. Lê Thị Quỳnh Hảo (2017), Vai trò của người phụ nữ Ê-đê trong bảo tồn văn hóa truyền thống đối với sự phát triển bền vững vùng Tây Nguyên hiện nay, Hội thảo Quốc gia "Phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên - Tiềm năng và những vấn đề" - Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên, ngày 3/11/2017 tại Gia Lai.
6. Lê Thị Quỳnh Hảo (2017), Vai trò và vị thế của người phụ nữ Ê-đê gắn với văn hóa mẫu hệ (khảo sát qua luật tục), Sách Ngữ văn và văn hóa học - những điểm nhìn, do TS. Dương Hữu Biên (chủ biên) (ISBN: 978-604-73-5693-5), NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM, tr. 288-309.
7. Lê Thị Quỳnh Hảo (2017), Vai trò của phụ nữ dân tộc Ê-đê trong quá trình phát triển nông thôn hiện nay, Sách Ngữ văn và văn hóa học - những điểm nhìn, do TS. Dương Hữu Biên (chủ biên) (ISBN: 978-604-73-5693-5), NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM, tr. 310-335.
|