Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Vũ Thị Bích Ngọc
Tên đề tài luận án: Quan hệ lao động trong doanh nghiệp may trên địa bàn Hưng Yên hiện nay – Nghiên cứu trường hợp công ty Trách nhiệm hữu hạn May Minh Anh, công ty Trách nhiệm hữu hạn Cj.Union Vina

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Thị Bích Ngọc                

2. Giới tính: nữ

3. Ngày sinh: 21/12/1981                                                 

4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/2014/QĐ-XHNV- SĐH ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại  học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh tên đề tài luận án theo Quyết định số 579/QĐ- XHNV ngày 09/03/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại  học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

7. Tên đề tài luận án: Quan hệ lao động trong doanh nghiệp may trên địa bàn Hưng Yên hiện nay – Nghiên cứu trường hợp công ty Trách nhiệm hữu hạn May Minh Anh, công ty Trách nhiệm hữu hạn Cj.Union Vina

8. Chuyên ngành: Xã hội học 

9. Mã số: 62310301

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Mặc dù nghiên cứu về quan hệ lao động trong doanh nghiệp không phải là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luận án có những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn. Những đóng góp mới của luận án thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, tính mới của luận án được thể hiện ở việc luận án làm rõ khái niệm quan hệ lao động. Mặc dù đây là khái niệm đã được các công trình nghiên cứu đi trước đề cập. Nhưng trong luận án, khái niệm quan hệ lao động xét từ trên cách tiếp cận Xã hội học được khẳng định là quan hệ xã hội. Quan hệ lao động trong nghiên cứu được phân thành các tương tác trong những hoạt động chính của doanh nghiệp như: tuyển dụng, sử dụng lao động, trả tiền lương và phúc lợi và bảo hiểm xã hội. Trong đó quan hệ lao động dựa trên cơ sở là pháp luật nhà nước. Hoạt động Công đoàn trong doanh nghiệp có vai trò trung gian thúc đẩy mối quan hệ lao động tích cực, hài hòa.

 Thứ hai, tính mới của luận án được thể hiện ở vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu về quan hệ lao động. Luận án đã vận dụng tương đối tổng hợp các lý thuyết trong nghiên cứu về quan hệ lao động. Đó là tiếp cận từ lý thuyết vốn xã hội, lý thuyết xung đột, lý thuyết hệ thống và tiếp cận từ quan điểm của Andre’ Petit về mô hình ảnh hưởng qua lại trong hệ thống quan hệ lao động.

Thứ ba, tính mới của luận án được thể hiện ở địa bàn nghiên cứu. Luận án được tiến hành trên địa bàn Hưng Yên. Đây là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hưng Yên là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội. Là một địa bàn hướng tới phát triển trở thành một tỉnh công nghiệp trong những năm sắp tới. Vì vậy, Hưng Yên thu hút nhiều nhà đầu tư, nhiều cơ sở sản xuất, đặc biệt là các nhà máy sản xuất mặt hàng may mặc.

Đối với hai doanh nghiệp được lựa chọn trong nghiên cứu, trong đó một doanh nghiệp may có 100% vốn Việt Nam và một doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nghiên cứu được tiến hành so sánh sự khác biệt về quan hệ lao động của hai doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể.

Thứ tư, điểm mới của luận án còn được thể hiện ở các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ lao động trong doanh nghiệp may ở Hưng Yên. Các yếu tố ảnh hưởng được khu trú thành ba nhóm chính, đó là: các yếu tố thuộc về người lao động, các yếu tố thuộc về doanh nghiệp và các yếu tố ngoài doanh nghiệp và người lao động như truyền thông đại chúng, hoạt động Công đoàn cấp trên cơ sở...

Cuối cùng, nghiên cứu về quan hệ lao động cũng đã được các tác giả đi trước nghiên cứu, nhưng chủ yếu là trong lĩnh vực kinh tế, luật học. Vì vậy, đây là công trình góp phần bổ sung vào lĩnh vực nghiên cứu xã hội học, đặc biệt là Xã hội học lao động thêm phong phú và đa dạng hơn.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu tham khảo, phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập về Xã hội học lao động, Quan hệ lao động.

- Các giải pháp đưa ra trong luận án có thể được vận dụng cho các doanh nghiệp may, người lao động tại Hưng Yên. Đồng thời có thể góp phần ứng dụng trong việc định hướng, triển khai các nhiệm vụ của Công đoàn cấp trên cơ sở tại Hưng Yên.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu quan hệ lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn hiện nay.

- Nghiên cứu quan hệ lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn hiện nay.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

-  Vũ Thị Bích Ngọc (2016), Một số vấn đề nghiên cứu cơ bản về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, Tạp chí Khoa học Xã hội và nhân văn (2/1b), tr. 96 – 108.

-  Bích Ngọc (2017), Quan hệ lao động trong doanh nghiệp – tiếp cận từ vốn xă hội, Tạp chí Lao động và Công đoàn (617), tr.12 – 13.

- Vũ Thị Bích Ngọc (2017), Thực trạng sử dụng lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hưng Yên hiện nay – nhìn từ công ty may Minh Anh, công ty may Cjunionvina, Tạp chí Lao động và Công đoàn (627), tr.16 – 17.

- Vũ Thị Bích Ngọc (2017), Đánh giá quan hệ lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ qua việc trả lương cho người lao động, Tạp chí Xã hội học (3/139), tr.22 – 27.

- Vũ Thị Bích Ngọc (2017), Tranh chấp lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hưng Yên hiện nay - nghiên cứu trường hợp công ty may Cjunionvina, công ty may Minh Anh, Tạp chí nghiên cứu Khoa học Công đoàn (9), tr.13 – 15.

-  Nguyễn Thị Thu Hà, Vũ Thị Bích Ngọc (2017), “Vai trò của Công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hưng Yên hiện nay- Nghiên cứu trường hợp công ty may Cjunionvina – Công ty may Minh Anh”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Vận dụng lý thuyết và phương pháp Xã hội học trong nghiên cứu công nhân , Công đoàn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.209- 220.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   |