Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Văn Chuyên
Tên đề tài luận án: Các thương cảng ven biển Bắc Trung Bộ trong quan hệ thương mại khu vực và quốc tế thế kỷ XI-XIX

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Chuyên      

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 18-12-1985                                             

4. Nơi sinh: Tuyên Quang

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31-12-2014, của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không.

7. Tên đề tài luận án: Các thương cảng ven biển Bắc Trung Bộ trong quan hệ thương mại khu vực và quốc tế thế kỷ XI-XIX.

8. Chuyên ngành: Lịch sử thế giới                               

9.Mã số: 62.22.03.11

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Dũng; Hướng dẫn 2: PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ.

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án là công trình nghiên cứu có tính toàn diện và chuyên sâu về mối quan hệ thương mại của các thương cảng ven biển Bắc Trung Bộ thế kỷ XI-XIX. Dựa trên các nguồn tư liệu, luận án làm sáng tỏ mối quan hệ đối ngoại của các thương cảng chính ven biển Bắc Trung Bộ thông qua hoạt động của thương nhân, thương thuyền, thương phẩm.

- Trên cơ sở hoạt động thương mại của các thương cảng ven biển Bắc Trung Bộ, luận án rút ra đặc điểm trong hoạt động, đặc điểm quan hệ thương mại, vị trí,vai trò của cụm cảng này trong hệ thống thương mại khu vực và quốc tế. Đồng thời, luận án làm rõ vai trò của yếu tố ngoại sinhđối vớisự phát triển của các thương cảng ven biển Bắc Trung Bộ, tính chất quốc tế của các thương cảng này trong lịch sử.

- Luận án là một công trình khoa học về cụm thương cảng Bắc Trung Bộ trong hơn 8 thế kỷ, từ đầu thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XIX. Vì vậy, việc tái hiện hoạt động kinh tế đối ngoại của các thương cảng này ngoài việc làm sáng tỏ lịch sử ngoại thương Bắc Trung Bộ còncó ý nghĩa bổ sung cho bức tranh tổng thể ngoạithương Việt Nam thời trung đại.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho việc nhận thức về vị trí vai trò vùng biển Bắc Trung Bộ thêm sâu sắc; những nhận xét về đặc điểm, vị trí,vai trò của các thương cảng mà luận án rút ra cung cấp một cái nhìn tham chiếu từ lịch sử đối với quá trình vận động của các thương cảngBắc Trung Bộ hiện nay; đồng thời cung cấp một số luận điểm có ý nghĩa tham khảo cho việc phát triển các thương cảng ven biển Bắc Trung Bộ trong giai đoạn hiện nay.

- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho học viên, nghiên cứu sinh,các nhà nghiên cứu về lịch sử thế giới, lịch sử hải thương quốc tế, lịch sử ngoại thương Việt Nam, lịch sử các tỉnh Bắc Trung Bộ...

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Giao thương khu vực và quốc tế thời cổ trung đại.

- Các thương cảng Bắc Trung Bộ trong thời kỳ cận hiện đại.

- Các thương cảngcủa Việt Nam trong lịch sử.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

(1). Nguyễn Văn Chuyên (2013), “Dấu ấn của người phương Tây ở Đàng Ngoài thế kỷ XVII”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (157), tr.29-36.

(2). Nguyễn Văn Chuyên (2017), “Những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu các thương cảng cổ ven biển Bắc Trung Bộ”, Tạp chí Khảo cổ học (1), tr.66-72.

(3). Nguyễn Văn Chuyên (2017), “Vài nét về hoạt động giao thương ở Hạ Lưu sông Lam thế kỷ X-XIX”, Tạp chí Khảo cổ học (3), tr.68-75.

(4). Nguyễn Văn Chuyên (2017), “Cơ sở hình thành hệ thống thương cảng cổ miền Trung trong cái nhìn đối sánh với các thương cảng miền Bắc”, in trong Hội thảo khoa học quốc tế Hệ thống thương cảng miền Trung với con đường tơ lụa trên biển- vai trò và các mối quan hệ, tr.147-154.

(5). Nguyễn Văn Chuyên (2017), “Vài nét về hoạt động giao thương bắc miền Trung: Trường hợp giao thương ở hạ lưu sông Lam”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (498), tr.24-33.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   |