1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 09/ 06/ 1976
4. Nơi sinh: Thái Nguyên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2999/2013/QĐ-XHNV- SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định điều chỉnh tên đề tài luận án số 2963/QĐ-XHNV ngày 14/11/2017; Quyết định gia hạn số 4619/QĐ-XHNV ngày 29/12/2016 của Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: Sự phát triển ngữ nghĩa của những từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt trên cơ sở nghiệm thân
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
9. Mã số: 62 22 02 40
10. Cán bộ hướng dẫn: GS. TS Nguyễn Văn Hiệp
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án
- Luận án đã xác lập được những tiền đề lí luận cơ bản liên quan đến đối tượng nghiên cứu; xác định quan điểm về nghiệm thân cũng như đưa ra quan niệm riêng về từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt.
- Luận án đã phân loại được phạm trù từ ngữ chỉ cảm giác thành 2 nhóm lớn và 13 tiểu nhóm; xây dựng được bộ tiêu chí xác định điển mẫu của mỗi tiểu nhóm; miêu tả khách quan ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ cảm giác điển mẫu được thể hiện trong từ điển; miêu tả những biểu hiện ngữ nghĩa phong phú của chúng trong cuộc sống hằng ngày.
- Luận án cũng đã phân tích, diễn giải cơ sở nghiệm thân gắn với sự phát triển ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt; mô hình hóa sự phát triển ngữ nghĩa của chúng qua mạng lưới ngữ nghĩa được biểu diễn theo sơ đồ tỏa tia ý niệm; chỉ ra một số nét văn hóa- tư duy của người Việt trên cơ sở bước đầu đối chiếu, so sánh với từ ngữ chỉ cảm giác tương đương trong tiếng Anh.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ được ứng dụng để giải thích con đường chuyển nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt nói riêng, giải thích sự phát triển ngữ nghĩa của từ ngữ nói chung; là tài liệu tham khảo hữu ích để dạy học ngữ văn trong nhà trường cũng như để dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
13. Những nghiên cứu tiếp theo
Trong tương lai, tác giả luận án có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về sự phát triển ngữ nghĩa của mỗi tiểu nhóm từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt nói riêng, về ngữ nghĩa của từ ngữ tiếng Việt nói chung theo giả thuyết nghiệm thân của ngôn ngữ học tri nhận. Đồng thời mở rộng nghiên cứu theo hướng so sánh đối chiếu ngữ nghĩa của từ ngữ tiếng Việt và tiếng Anh với những miêu tả cụ thể để qua ngữ nghĩa, có thể có cái nhìn rõ hơn về những nét khác biệt trong tư duy- văn hóa của người Việt, là tài liệu tham khảo hữu ích trong dạy học ngữ văn và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án
14.1. Nguyễn Thị Hạnh Phương, (2014), “Bước đầu áp dụng thuyết nghiệm thân để tìm hiểu sự phát triển ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ cảm giác trong tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Đai học Thái Nguyên, (12), tr.41-44.
14.2. Nguyễn Thị Hạnh Phương, (2015), “Sự phát triển ngữ nghĩa của từ NGON trong tiếng Việt trên cơ sở nghiệm thân”, Kỉ yếu Hội thảo Ngữ học toàn quốc 2015, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr.257-261.
14.3. Nguyễn Thị Hạnh Phương, (2016), “Chuyển nghĩa ẩn dụ của những từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, (5), tr.34-38.
14.4. Nguyễn Thị Hạnh Phương, (2016), “Ngữ nghĩa của từ NGON trong tiếng Việt trên cơ sở nghiệm thân (so sánh với đơn vị tương đương trong tiếng Anh)”, Tạp chí Ngôn ngữ, (6), tr.58- 68.
14.5. Nguyễn Thị Hạnh Phương, (2017), “Về ý niệm “ĐỎ” trong tiếng Việt”, Bài gửi Hội thảo Ngôn ngữ học Quốc tế:“Các khuynh hướng ngôn ngữ học hiện đại và nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam”, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội.
|