1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Hồng Duy
2. Giới tính: Nam
3.Ngày sinh: 22/11/1981
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận NCS số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30/12/2013 của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn về việc công nhận NCS khóa QH-2013-X
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định số 743/QĐ-SĐH của ngày 28/10/2015 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về điều chỉnh tên đề tài luận án.
- Quyết định số 4619/QĐ-XHNV, ngày 29/12/2016 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc kéo dài thời gian học tập của NCS khóa QH-2013-X
7. Tên đề tài luận án: Lưu trữ tài liệu truyền miệng qua nghiên cứu hồi ức các cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
8. Chuyên ngành: Lưu trữ học
9. Mã số: 62 32 03 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Xuân Chúc; TS. Nguyễn Liên Hương
11 Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Thứ nhất: Đã luận giải được “tài liệu khẩu vấn” (Một loại hình tài liệu truyền miệng), đặc điểm, giá trị sử liệu và vai trò của nó đối với các lưu trữ, những hạn chế so với các tài liệu khác. Những vấn đề lý luận tuy mới chủ yếu dừng lại ở việc kế thừa từ các nghiên cứu nước ngoài nhưng việc vận dụng trong điều kiện Việt Nam là vô cùng cần thiết. Đây là kết quả quan trọng nhằm làm cơ sở cho việc xác định một loại hình tài liệu cần đưa vào trong các lưu trữ ở Việt Nam hiện nay.
- Thứ hai, luận án đã hệ thống hóa lý thuyết về phương pháp thực hiện sưu tầm, xử lý, lưu trữ và phát huy giá trị tài liệu khẩu vấn từ nước ngoài. Điều này cũng giúp bổ sung cho lý thuyết về lưu trữ của chúng ta hiện nay. Tuy quan điểm nghiên cứu và điều kiện của Việt Nam vẫn còn những những khác biệt, song những vấn đề này cần sớm được thực hiện áp dụng vào thực tiễn nước ta cho phù hợp với xu thế chung của thế giới.
- Thứ ba, đánh giá được giá trị tài liệu khẩu vấn qua thực tế tiến hành phỏng vấn các nhân chứng là cựu chiến binh trong chiến tranh. Có thể nói, việc tiến hành thực nghiệm qua luận án đã cho thấy việc triển khai các dự án về tài liệu khẩu vấn ở Việt Nam hoàn toàn khả thi. Bên cạnh đó, giá trị sử liệu của tài liệu đã cho thấy việc đưa chúng vào trong các lưu trữ là cần thiết.
- Thứ tư, từ những kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số giải pháp chung với các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu và đào tạo về lưu trữ cũng như những giải pháp cụ thể khi tiến hành sưu tập các tài liệu khẩu vấn
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Phương pháp khẩu vấn có thể được sử dụng trong sưu tầm tài liệu truyền miệng của các lưu trữ tại Việt Nam
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là định hướng chủ đề cho một số nghiên cứu mới trong lưu trữ.
- Có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài phục vụ cho việc xây dựng thêm nội dung môn học trong chương trình đào tạo về lưu trữ học.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu các vấn đề liên quan tới giá trị lưu trữ của tài liệu khẩu vấn. Tuy đây là một mục tiêu mà luận án đã hướng tới, song không thể phủ nhận việc tiếp nhận tài liệu khẩu vấn như một đối tượng của lưu trữ học cần phải có những nghiên cứu rộng rãi hơn bởi điều đó sẽ tác động tới các vấn đề lý thuyết như: định nghĩa về tài liệu lưu trữ, các nguyên tắc và phương pháp luận của lưu trữ học.
- Các vấn đề pháp lý liên quan tới tài liệu khẩu vấn cần được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh như: vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ, đặc biệt là vấn đề bảo vệ quyền tác giả của nhân chứng liên quan tới việc khai thác sử dụng tài liệu này trong thực tế.
- Nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới các nghiệp vụ đối với tài liệu khẩu vấn khi đưa vào lưu trữ trong điều kiện thực tế của Việt Nam.
14. Các công trình đã công bố có liên quan tới luận án:
- Nguyễn Hồng Duy (2016), “Lịch sử qua lời kể và những vấn đề đặt ra với lý luận công tác lưu trữ”, Tạp chí Văn thư-Lưu trữ Việt Nam (7), tr.24-28.
- Nguyễn Hồng Duy (2016), “Vấn đề quản lý và phát huy khối tài liệu khẩu vấn tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III”, Hội thảo khoa học quốc tế “Các nguồn tài liệu lưu trữ về Việt Nam giai đoạn cận hiện đại-Giá trị và khả năng tiếp cận”- Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Tháng 11/2016, tr.65-68.
- Nguyễn Hồng Duy (2017), “Quy định về bản quyền và vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tài liệu khẩu vấn”, Tạp chí Văn thư-Lưu trữ Việt Nam (1), tr.18-22.
- Nguyễn Hồng Duy (2017), “Tài liệu Khẩu vấn và các vấn đề đặt ra cho công tác đào tạo về lưu trữ”, Hội thảo khoa học “Định hướng phát triển ngành Lưu trữ học ở Viêt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế” - Trường Đại học Khoa học Khoa học xã hội & Nhân văn- tháng 11/2017, tr.163-164.
- Nguyễn Hồng Duy (2017), “Những thách thức đặt ra trong lý luận công tác lưu trữ đối với tài liệu khẩu vấn và một số đề xuất”, Tạp chí Văn thư-Lưu trữ Việt Nam (12), tr.12-15, 28.
|