1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ NHƯ ÁI
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 15/05/1977
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2197/QĐ-ĐHKT ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 4240/QĐ-ĐHKT ngày 30 tháng 12 năm 2016 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo
7. Tên đề tài luận án: Chuyển đổi Tổ chức phi chính phủ (TCPCP) thành Doanh nghiệp xã hội (DNXH) vì mục tiêu bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam.
8. Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
9. Mã số: 9 31 01 06
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: TS Nguyễn Đình Cung; Hướng dẫn phụ: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
* Đóng góp về lý luận
- Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về TCPCP, DNXH, sự tương quan giữa TCPCP và DNXH và sự cần thiết của việc chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH vì mục tiêu bền vững.
- Nghiên cứu tính bền vững của TCPCP và tính bền vững của DNXH trong mối quan hệ với quá trình chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH.
- Phân tích các yêu cầu, điều kiện, các nhân tố ảnh hưởng, cơ hội và thách thức của việc chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH.
* Đóng góp về thực tiễn
- Cung cấp một nghiên cứu thực chứng về tính quy luật của xu hướng chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH vì mục tiêu bền vững trên thế giới.
- Kinh nghiệm và các công cụ quản lý vĩ mô tại một số quốc gia nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH.
- Các giải pháp và khuyến nghị mang tính thực tiễn nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH tại Việt Nam vì mục tiêu bền vững.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Trong bối cảnh Việt Nam được công nhận là quốc gia có thu nhập trung bình từ năm 2010, nguồn vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài và nguồn vốn ODA dần rút khỏi Việt Nam theo lộ trình. Việc chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH tại Việt Nam là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm đảm bảo nguồn vốn bền vững cho các TCPCP trong giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho khi xây dựng các chính sách vĩ mô nhằm quản lý và thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH tại Việt Nam.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Do những hạn chế về tiếp cận nguồn dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp của đề tài nghiên cứu, luận án chỉ tập trung nghiên cứu chính sách vĩ mô của một số quốc gia nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH, từ đó tham chiếu áp dụng cho Việt Nam. Luận án chưa nghiên cứu “kỹ thuật thực hiện chuyển đổi” trong nội tại của TCPCP như: các tiêu chí tự đánh giá TCPCP đủ điều kiện chuyển đổi thành DNXH là gì; các TCPCP tại các quốc gia đã thực hiện chuyển đổi thành DNXH như thế nào; mô hình quản trị chuyển đổi tổ chức nào được áp dụng…Đây được coi là hạn chế của đề tài. Tác giả hy vọng được tiếp tục nghiên cứu chuyên đề “kỹ thuật chuyển đổi TCPCP thành DNXH” như một giai đoạn nghiên cứu chuyển tiếp của luận án này.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
[1] Tên bài báo: Phát triển hợp tác xã tín dụng: Nhìn từ kinh nghiệm tại Singapore Tạp chí Kinh tế và Dự báo – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Số 10 tháng 5 năm 2013
[2] Tên bài báo: Xu hướng chuyển đổi từ tổ chức phi chính phủ thành doanh nghiệp xã hội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Số 11 tháng 6 năm 2013
[3] Tên bài báo: Tìm kiếm nguồn vốn bền vững từ hoạt động kinh doanh – Xu hướng mới của các TCPCP quốc tế, Tạp chí Kinh tế và Dự báo – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Số 14 tháng 5 năm 2018
[4] Tên bài báo: Vận dụng mô hình quản trị chuyển đổi tổ chức vào việc chuyển đổi TCPCP thành DNXH tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo – Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, Số 15 tháng 5 năm 2018
|