1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thùy Linh 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 11/11/1982 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 61/QĐ-ĐHKT ngày 13/01/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 3742/QĐ-ĐHKT ngày 29/12/2017 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo 7. Tên đề tài luận án: Tăng cường các nguồn lực tài chính cho phát triển các trường đại học công lập ở Việt Nam 8. Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng 9. Mã số: 9340201.01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Định 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Về lý luận: Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về việc tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển các trường đại học (ĐH) công lập; gồm: xác định được những nguồn lực tài chính chủ yếu cho phát triển các trường ĐH công lập, những cơ chế tăng cường nguồn lực tài chính. Xác lập được mô hình phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới việc tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển các trường ĐH công lập. Về thực tiễn: Xác định được thực trạng cơ cấu nguồn lực tài chính và những cơ chế tăng cường nguồn lực tài chính hiện tại cho phát triển trường ĐH công lập trong hệ thống GDĐH. Xác định được sự ảnh hưởng của các nhân tố tới từng chỉ tiêu đo lường việc tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển trường ĐH công lập của Việt Nam. Đối sánh các cơ chế tăng cường nguồn lực tài chính cho trường ĐH công lập của Việt Nam với cơ chế của thế giới, bao gồm: (i) đối sánh các cơ chế về đa dạng hóa nguồn thu cho cơ sở GDĐH công lập, bên cạnh nguồn thu truyền thống là NSNN; (ii) đối sánh các cơ chế về nâng cao hiệu quả đầu tư NSNN cho cơ sở GDĐH công lập. Đưa ra các giải pháp, cơ chế, chính sách, cơ chế và những khuyến nghị phù hợp nhằm tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển các trường ĐH công lập tại Việt Nam. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Với các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn tư liệu hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách quản lý vĩ mô về tài chính cho giáo dục đại học; góp phần hoàn thiện các chính sách về học phí và tự chủ tài chính đối với giáo dục đại học để tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển các trường ĐH công lập ở Việt Nam một cách bền vững và hiệu quả trong thời gian tới. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: - Có thể mở rộng mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển ĐH công lập. Sử dụng phương pháp DEA (Data Envelopment Analysis) để tìm ra một cơ cấu tài chính tối ưu cho các trường ĐH công lập của Việt Nam, từ đó có được những đề xuất tương ứng về tăng cường các nguồn lực tài chính cho từng nhóm trường với những đặc điểm khác biệt. 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: STT | Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án | 1 | Nguyễn Thùy Linh & Nguyễn Thị Mai Hương (2017). Đổi mới cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam (A), Số 4 năm 2017 (697), 10-12. | 2 | Nguyễn Mai Hương & Nguyễn Thùy Linh (2018). Chương trình tín dụng sinh viên và một số vấn đề đặt ra. Tạp chí Tài Chính, Kỳ 1 tháng 11/2018 (692), 102-104. | 3 | Nguyễn Thùy Linh & Phạm Hùng Hiệp (2019). Kinh nghiêm quốc tế về cấp ngân sách theo chất lượng đầu ra cho cơ sở giáo dục đại học công lập. Tạp chí Tài chính, Kỳ 1 tháng 8/2019 (710), 120-122. | 4 | Nguyễn Thùy Linh (2019). Tăng cường nguồn lực tài chính cho GD ĐH công lập ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 26 tháng 9/2019 (708), 25-28. | 5 | Nguyễn Thùy Linh & Nguyễn Văn Định (2019). Tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam (A), Số 10 năm 2019 (727), 25-27. | 6 | Nguyễn Thùy Linh (2019). Giải pháp tăng cường nguồn lực tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam. Tạp chí Tài chính, Kỳ 2 tháng 10/2019 (715), 17-21 |
|