Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Huyền Trang
Tên đề tài: Nghiên cứu tiến hóa trầm tích Pleistocen muộn phần muộn – Holocen khu vực đới bờ từ cửa Tiểu đến mũi Cà Mau

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền Trang                                        2.Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 18/01/1986                                                            4. Nơi sinh: Bắc Ninh

5. Quyết định công nhận  nghiên cứu sinh: 3973/QĐ-ĐHKHTN ngày 24/11/2016 của Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Trong quá trình đào tạo NCS đã được phép tạm ngừng học học kỳ V và VI theo quyết định 4705/QĐ-ĐHKHTN với lý do chăm con nhỏ mới sinh và tiếp tục học lại theo quyết định 4199/ QĐ-ĐHKHTN.

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tiến hóa trầm tích Pleistocen muộn phần muộn – Holocen khu vực đới bờ từ cửa Tiểu đến mũi Cà Mau

8. Chuyên ngành: Địa chất học                                                   9. Mã số: 9440201.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Nghi; PGS.TS. Đinh Xuân Thành

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

+ Luận án đã làm sáng tỏ lịch sử tiến hóa trầm tích Pleistocen muộn phần muộn – Holocen (Q13b - Q2) khu vực đới bờ từ cửa Tiểu đến mũi Cà mau theo 3 giai đoạn:

Giai đoạn biển hạ (LST) từ 45.000 đến 18.000 năm BP đặc trưng bởi phức hệ tướng cát bùn aluvi ở châu thổ sông Cửu Long và bán đảo Cà Mau;

Giai đoạn biển tiến (TST) từ khoảng 18.000 đến 5.000 năm BP khu vực châu thổ sông Cửu Long đặc trưng bởi tướng cát bùn aluvi và nhóm tướng bùn cát estuary thống trị tại thung lũng cắt xẻ, tướng cát bãi triều và bùn vũng vịnh ở khu vực có địa hình nâng cao;

Giai đoạn biển cao (HST) từ 5.000 năm BP tới nay là giai đoạn ghép nối của 2 đồng bằng.

+ Luận án đã chứng minh được trầm tích Holocen giữa -muộn (Q22-3) (từ 5000 năm đến nay) của khu vực đới bờ từ cửa Tiểu đến mũi Cà Mau được cấu thành bởi hai phức hệ tướng khác nhau về nguồn gốc và điều kiện thành tạo. Đồng bằng triều các tướng biển và triều thống trị, đồng bằng châu thổ các tướng aluvi và châu thổ thống trị. Đới bờ đồng bằng châu thổ sông Cửu Long tiến hóa theo quy luật của một châu thổ bồi tụ dư thừa trầm tích động lực sông đóng vai trò chủ đạo. Trong lúc đó đới bờ của bán đảo Cà mau tiến hóa theo cơ chế lắp ghép các đồng bằng triều nhỏ thành đồng bằng triều lớn vật liệu trầm tích được mang đến do các dòng chảy ven bờ. Quá trình đó được khống chế bởi động lực thủy triều là chủ đạo.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Nghiên cứu đặc điểm tướng trầm tích, địa hình -địa mạo và xu thế biến động của đới bờ là cơ sở khoa học tin cậy nhất cho định hướng khai thác tài nguyên hợp lý, định hướng quy hoạch không gian đới bờ theo hướng phát triển bền vững.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu lịch sử tiến hóa của đới bờ đồng bằng Nam Bộ là cơ sở để nghiên cứu tiếp hai vấn đề cấp thiết:

(1) Nguyên nhân xói lở bờ biển bán đảo Cà Mau và khu vực cửa Đại và giải pháp giảm thiểu;

(2) Nghiên cứu cơ sở khoa học định hướng quy hoạch và quản lý đới bờ theo hướng phát triển bền vững.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

Nguyễn Thị Huyền Trang, Trần Nghi, Đinh Xuân Thành (2016), “Đặc điểm tướng trầm tích Pleistocen muộn, phần muộn - Holocen đới bờ châu thổ sông Mê Công”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường T.32 (2S), tr.69-80.

Nguyễn Thị Huyền Trang, Trần Nghi, Đinh Xuân Thành, Trần Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Tuyến (2018), “Tiến hóa các hệ thống cồn cát  và vai trò của chúng đối với lịch sử bồi tụ châu thổ sông Mê Kông trong Holocen muộn”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường T.34 (2), tr.59-73.

Nguyễn Thị Huyền Trang, Trần Nghi, Đinh Xuân Thành, Nguyễn Đình Thái, Trần Thị Thanh Nhàn (2019), “Tiến hóa trầm tích Pleistocen muộn -Holocen đới bờ đồng bằng Nam Bộ và sự ghép nối đồng bằng triều bán đảo Cà Mau với đồng bằng châu thổ sông Mê Kông trong Holocen giữa-muộn”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường T.35(4), tr.97-120.

 Thu Thảo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   |