Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Kim Giang
Tên đề tài: Nghiên cứu tổng hợp hệ xúc tác hoạt hóa chứa oxy (H2O2 và axit axetic) nhằm xử lý một số chất màu trong nước thải dệt nhuộm

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Giang                               2.Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 10/10/1984                                                4. Nơi sinh: Hưng Yên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 4860/QĐ-ĐHKHTN ngày 24/11/2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không.

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tổng hợp hệ xúc tác hoạt hóa chứa oxy (H2O2 và axit axetic) nhằm xử lý một số chất màu trong nước thải dệt nhuộm.

8. Chuyên ngành: Hóa Môi trường                                  9. Mã số: 9440112.05

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Cao Thế Hà

11. Tóm tắt các kết quả của luận án:

Mục đích nghiên cứu của luận án là đánh giá hoạt tính khử màu thuốc nhuộm công nghiệp của peracetic acid, làm tiền đề để phát triển công nghệ xử lý màu trong nước thải dệt nhuộm nói riêng và các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học trong nước thải nói chung bằng tác nhân chứa peroxy tại Việt Nam. Các kết quả chính thu được như sau:

Đối với sự hình thành và phân hủy PAA:

PAA hình thành đạt nồng độ cân bằng lớn nhất là 2,61 M khi tỉ lệ thể tích CH3COOH (100 %): H2O2 (30 %) = 1,5 : 1. Phản ứng được xúc tác bởi môi trường axit (khi không thêm H+, phản ứng cần đến 2 ngày để đạt cân bằng; khi được thêm H+ với nồng độ 0,722 M, cân bằng đạt được trong thời gian 1 giờ).

Mô hình động học sự hình thành PAA được xác định với bậc phản ứng của H2O2 và xúc tác đều bằng 1.

Từ kết quả xác định nồng độ các chất ở thời điểm cân bằng, hằng số cân bằng (K) của phản ứng được xác định bằng 4,04 (giá trị trung bình).

PAA tự phân hủy trong dung dịch khi pha loãng. Sự phân hủy nhanh khi tăng giá trị pH.   

Đối với khả năng khử màu của PAA:

Trong số 4 ion kim loại được khảo sát hoạt tính xúc tác (Cu2+, Mn2+, Fe3+, Co2+), Co2+ cho hiệu quả cao nhất.

Hoạt tính khử màu của PAA bị ảnh hưởng bởi giá trị pH của dung dịch phản ứng. Khi tăng pH, tốc độ khử màu tăng. Hiện tượng này có thể được giải thích là do môi trường pH cao sẽ tạo thuận lợi cho sự hình thành gốc tự do.

Mô hình động học phản ứng đã được đề xuất với bậc phản ứng của chất màu là 1.

Tia UV giúp tăng cường khả năng phản ứng của PAA nhờ tăng khả năng tạo gốc tự do.

Tính mới của luận án thu được gồm có:

Định lượng được sự hình thành PAA trong điều kiện có xúc tác H+. Đây là thông tin hữu ích giúp điều chế PAA tại chỗ khi sử dụng.

Xây dựng mô hình động học hình thành PAA và xác định bậc phản ứng của H2O2 là 1.

Tìm được Co2+ là xúc tác hiệu quả cho quá trình khử màu bằng PAA, đồng thời tìm ra quy luật ảnh hưởng của pH đến tốc độ phản ứng.  

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Xử lý nước thải chứa hữu cơ bền vững (thuốc nhuộm, khoáng sinh, thuốc trừ sâu,…).

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu xử lý nước thải dệt nhuộm bằng PAA + Co2+ quy mô pilot để nghiên cứu tiền khả thi (xác định thông số kĩ thuật, chi phí vận hành) ứng dụng trong xử lý nước thải.  

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Nguyễn Thị Kim Giang, Trần Thị Hải Yến, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Hiền, Cao Thế Hà, Lê Văn Chiều, Vũ Ngọc Duy, “Động học hình thành CH3COOH từ phản ứng CH3COOH + H2O2 trong sự có mặt của ion H+”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 34, Số 2 (2018) 91-95.

[2] Nguyễn Thị Kim Giang, Cao Thế Hà, Vũ Ngọc Duy, “Catalytic effect of Cobalt(II) ion in the reaction between Peracetic Acid and Reactive Blue 19”, Tạp chí Hóa học, Tập 56, Số 3E12, (2018) 105-109.

[3] Nguyễn Thị Kim Giang, Cao Thế Hà, Vũ Ngọc Duy, “The Kinetic of Decolorizing Reactive Orange 122 (RO122) by Peracetic Acid in the Presence of Metal Ions and UV Light”, VNU Journal of Science: Natural Sciences and Technology, Vol. 35, No. 3, (2019) 1-6.

 Thu Thảo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   |