Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thành Thủy
Tên đề tài: Những đặc trưng cơ bản của chính thể đại nghị và sự vận dụng trong nhà nước Việt Nam

1. Họ và tên: Nguyễn Thành Thủy                                               2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 06/09/1976                                                            4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 3035/QĐ-ĐHQGHN ngày 29/08/2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Quyết định kéo dài thời gian học tập số 533/QĐ-ĐHQGHN ngày 05/02/2018 và số 107/QĐ-ĐHQGHN ngày 14/01/2019 của Giám đốc Đại học quốc gia; Quyết định trả về địa phương số 2029/QĐ-KL ngày 31/12/2019 của Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQGHN.

7. Tên đề tài luận án: Những đặc trưng cơ bản của chính thể đại nghị và sự vận dụng trong nhà nước Việt Nam

8. Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật         9. Mã số: 9380101.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Bùi Xuân Đức; PGS.TS Đặng Minh Tuấn

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của mô hình chính thể đại nghị, từ đó đề xuất các giá trị, bài học trong việc xây dựng, tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam, hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Đối tượng nghiên cứu: (1) nghiên cứu những quan điểm, tư tưởng hiến pháp, pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước của một số quốc gia theo mô hình chính thể đại nghị trên thế giới; (2) nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của chính thể đại nghị, các đặc điểm của bộ máy nhà nước Việt nam trên phương diện chính trị và hiến pháp, tìm những kinh nghiệm tổ chức bộ máy nhà nước trên thế giới có khả năng ứng dụng tại Việt Nam.

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án: phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích và so sánh được sử dụng để đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và cơ sở lý thuyết của luận án; phân tích làm rõ khái niệm, các đặc trưng phổ biến của chính thể đại nghị, làm rõ xu thế phát triển của chính thể đại nghị; đánh giá thực trạng, rút ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện bộ máy nhà nước ở Việt Nam.

Kết quả chính của luận án: (1) luận án hệ thống hoá quan điểm và quy định hiến pháp cũng như hệ thống các đặc trưng cơ bản của chính thể đại nghị; (2) hệ thống hoá sự hình thành, tiến triển và dự báo xu hướng phát triển của chính thể đại nghị; làm rõ đặc trưng của mô hình tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam từ năm 1946 đến nay; (3) đưa ra một số gợi ý, bài học kinh nghiệm trong việc áp dụng những đặc trưng của chính thể đại nghị có khả năng vận dụng ở Việt Nam mà phù hợp với đặc thù điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, truyền thống của Việt Nam; (4) là nguồn tài liệu hữu ích cho các nhà hoạt động chính sách, trên cơ sở rút ra các bài học từ thực tiễn và xu hướng gần đây về xây dựng hiến pháp, góp phần ngày càng hoàn thiện vấn đề về chủ quyền nhân dân và các hình thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước; (5) bổ sung, làm đầy đủ hơn tư liệu nghiên cứu cho người học, người giảng dạy và nhà nghiên cứu vthiết lập các thiết chế và bộ máy chính quyền, xác định phạm vi quyền lực của chính quyền và bảo đảm các quyền và tự do của công dân.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):

Trên phương diện đề xuất áp dụng những giá trị, luận án đưa ra được kiến nghị hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước trên cơ sở các nội dung nghiên cứu về chính thể đại nghị nói chung.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):

Tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa, bổ sung cơ sở khoa học cho các kiến nghị về hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

- Nguyễn Thành Thủy (2011), “Hiến pháp Australia – Một số quy định và thực tiễn áp dụng”, Tạp chí Kiểm sát (21), tr. 45- 48.

- Nguyễn Thành Thủy (2019), “Các đặc trưng của mô hình chính thể đại nghị”, Tạp chí Kiểm sát (06), tr. 51-56.

- Nguyễn Thành Thủy (2019), “Chính thể đại nghị: Một số hạn chế và giải pháp”, Tạp chí Lao động và Xã hội (594), tr.13- 15.

 Quế Anh
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   |