Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông báo bảo vệ LATS cấp ĐHQG của NCS Đặng Ngọc Hà
Tên đề tài: Không gian lịch sử - văn hóa vùng đất Mô Xoài

Thực hiện Công điện hỏa tốc số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về việc thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội để phòng chống dịch Covid-19; Công văn số 2197/ĐHQGHN-VP ngày 24/7/2021 của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo chỉ thị số 17/CT-UBND, ngày 29/7/2021, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển đã có thông báo tạm hoãn lịch bảo vệ luận án tiến sĩ cấp ĐHQG của NCS Đặng Ngọc Hà.

Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 20/9/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới; Được sự đồng ý của Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển sẽ tổ chức buổi lễ bảo vệ LATS cấp ĐHQG của NCS Đặng Ngọc Hà, cụ thể như sau:

Thời gian:  8 giờ 30 phút, thứ Ba, ngày 05 tháng 10 năm 2021

Địa điểm: Phòng 307, Nhà E, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Đề tài: “Không gian lịch sử - văn hóa vùng đất Mô Xoài”

Thuộc chuyên ngành: Việt Nam học                                                       Mã số:  62220113

Một số thông tin cơ bản LATS của NCS như sau:

*/ Các kết quả mới của luận án:

- Xác định đặc trưng cảnh quan tự nhiên và các lớp dân cư ở vùng đất Mô Xoài. Cảnh quan tự nhiên ở vùng đất Mô Xoài rất đa dạng với biển, ven biển, đồng bằng, vùng cao. Vùng Mô Xoài có nhiều lớp dân cư, gồm lớp dân cư tại chỗ, các lớp dân cư mới đến trong đó người Việt có vai trò chủ đạo.

- Xác định diện mạo lịch sử, diện mạo văn hóa của vùng đất Mô Xoài. Diện mạo lịch sử của Mô Xoài là nơi có quá trình lịch sử sớm, là vùng biên quan yếu giữa Chân Lạp và Chămpa, nơi đầu tiên ở Nam Bộ được khai phá dưới thời các chúa Nguyễn, có vị trí địa chiến lược quan trọng, là cửa ngõ của Nam Bộ. Diện mạo văn hóa của vùng đất Mô Xoài gồm tính sông, biển, lục địa tác động mạnh đến văn hóa sản xuất; tương tác sản xuất - xã hội nhiều chiều cạnh; nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo cùng lễ hội dân gian đa dạng; tổ chức không gian công cộng và không gian tụ cư với nhiều đặc thù; địa danh chịu tác động mạnh của tự nhiên và xã hội.

- Xác định đặc trưng tổng thể của không gian lịch sử - văn hóa vùng đất Mô Xoài. Đó là nơi có cảnh quan tự nhiên đa dạng. Vị thế địa - chính trị trọng yếu. Tiến trình phát triển chịu sự chi phối của cả tính biển và tính lục địa. Lịch sử, dân cư đa tầng, gồm nhiều lớp. Văn hóa rất đa dạng. Mô Xoài là nơi có nhiều lớp không gian, nhiều không gian tiểu vùng.

- Nêu rõ sự biến đổi, tính kế thừa của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay đối với đặc trưng của không gian lịch sử - văn hóa vùng đất Mô Xoài. Hiện nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kế thừa nhiều đặc trưng của vùng đất Mô Xoài xưa, bên cạnh đó là các yếu tố mới xuất hiện, tác động đến quá trình phát triển.

*/ Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Cung cấp luận cứ cho quá trình phát triển hiện nay của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Là tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy về khu vực học, lịch sử, văn hóa địa phương ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

*/ Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Các không gian lịch sử - văn hóa ở Việt Nam; Lịch sử Việt Nam trung đại; Lịch sử văn hóa Việt Nam; Không gian phát triển.

Kính mời quý vị quan tâm tới dự.

 Hương Thủy - VNU - IVIDES
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   |