Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Hồng
Tên đề tài: Mối quan hệ giữa thực hiện quyền tham gia của học sinh trung học cơ sở ở trường học và cảm nhận hạnh phúc của các em

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng                                      2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 08/12/1986                                                4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1745/2017/QĐ – XHNV ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ theo quyết định số 455/QĐ - XHNV ngày 30/03/2020.   

7. Tên đề tài luận án: “Mối quan hệ giữa thực hiện quyền tham gia của học sinh trung học cơ sở ở trường học và cảm nhận hạnh phúc của các em”.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học                                        9. Mã số: 62 31 04 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phan Thị Mai Hương; PGS. TS. Nguyễn Sinh Phúc

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

(1) Luận án đã hệ thống hóa được các lý thuyết về cảm nhận hạnh phúc của trẻ em trên thế giới và bổ sung vào hệ thống nghiên cứu lý luận hiện mới chỉ đang bước đầu được nghiên cứu ở Việt Nam trong những năm gần đây. Nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thực hiện quyền tham gia của học sinh trung học cơ sở ở trường học và cảm nhận hạnh phúc của các em cho thấy trên thế giới đã có một số nghiên cứu về vấn đề này. Các kết quả nghiên cứu đều cho rằng sự tham gia của trẻ em có mối liên hệ với hạnh phúc của trẻ em. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa đề cập đến việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em trong mối quan hệ với cảm nhận hạnh phúc ở trường học cũng như cảm nhận hạnh phúc chung của trẻ em trong cuộc sống.

Khái niệm về cảm nhận hạnh phúc của học sinh được xem xét trên 2 bình diện: (1) cảm nhận hạnh phúc chung của trẻ em được tiếp cận theo mô hình lý thuyết của Diener và các cộng sự bao gồm: sự hài lòng với cuộc sống, nhiều cảm xúc tích cực và ít cảm xúc tiêu cực (2) sự hài lòng về trường học.

Mô hình lý thuyết của luận án được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa thực hiện quyền tham gia của trẻ em tại trường học và cảm nhận hạnh phúc của trẻ em. Mối quan hệ giữa thực hiện quyền tham gia của trẻ em tại trường học và cảm nhận hạnh phúc của trẻ em là sự kết nối gắn liền với nhau giữa những hành động, hành vi hiện thực hóa các qui định về quyền tham gia của trẻ em trong trường học và trạng thái tâm lý tích cực mang tính chủ quan của các em thể hiện ở sự trải nghiệm các cảm xúc tích cực trội hơn hẳn cảm xúc tiêu cực và hài lòng với cuộc sống nói chung, với trường học nói riêng theo một cách nào đó.

Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hóa những nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về cảm nhận hạnh phúc là trải nghiệm nhiều cảm xúc tích cực, ít cảm xúc tiêu cực và có sự hài lòng với trường học (hạnh phúc 03 thành phần) và sự hài lòng chung về trường học. Các yếu tố về sự tạo điều kiện của thầy cô, ủng hộ của bạn bè, yếu tố cá nhân của học sinh cũng có ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của các em khi ở trường.

Luận án đã điểm được những xu hướng nghiên cứu về sự tham gia của trẻ em, học sinh vào các hoạt động ở trường. Phần lớn các nghiên cứu đều có kết quả nghiên cứu là sự tham gia của trẻ em có ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của trẻ em.

Về thực tiễn

- Việc thực hiện quyền tham gia của học sinh trong trường học còn nhiều hạn chế, chủ yếu mới ở mức học sinh được cung cấp thông tin. Còn các nội dung về tham gia thực hiện các hoạt động hay bày tỏ ý kiến còn rất hạn chế. Chính vì điều này ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của các em khi được tham gia các hoạt động thực hiện quyền tham gia tại trường học và mối quan hệ giữa hai nội dung này.

- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc được thực hiện quyền tham gia của học sinh tại trường học mang lại cho các em rất nhiều cảm xúc tích cực khi tham gia.

- Có mối quan hệ giữa thực hiện quyền tham gia của trẻ em tại trường trung học cơ sở và cảm nhận hạnh phúc của các em, tuy nhiên mối quan hệ ở mức trung bình và yếu.

- Không có sự khác nhau về mức độ tương quan giữa thực hiện quyền tham gia của trẻ em với cảm nhận hạnh phúc trường học và cảm nhận hạnh chung trong cuộc sống.

- Các nhóm yếu tố liên quan đến trường học (thầy cô, bạn bè, thái độ học tập...) có dự báo cao hơn mức đáng kể cho cảm nhận hạnh phúc ở trường học.

- Cảm nhận hạnh phúc của học sinh tại trường học phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong đó thực hiện quyền tham gia của trẻ em chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh.

- Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy một khía cạnh rất thú vị là việc thực hiện quyền tham gia không ảnh hưởng trực tiếp quá lớn đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh tại trường học nhưng kết quả nghiên cứu lại chỉ ra những yếu tố trung gian cùng với thực hiện quyền tham gia của trẻ em như là sự tự đánh giá về bản thân, được công nhận, được thầy, cô, bạn bè ủng hộ sẽ giúp các em có được cảm nhận hạnh phúc chung trong cuộc sống cũng như cảm nhận hạnh phúc ở trường học nhiều hơn.

- Không có sự khác nhau về cảm nhận hạnh phúc khi thực hiện quyền tham gia ở trường học ở nhóm học sinh trường công lập và trường dân lập.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng như là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà nghiên cứu về tâm lý trẻ em, quyền trẻ em và một số nội dung có thể áp dụng tại trường học để giúp trẻ em có thể hạnh phúc hơn khi đến trường.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Kết quả nghiên cứu cũng mở ra hướng tiếp cận nghiên cứu mới về cảm nhận hạnh phúc của học sinh tại trường học, khi đó các yếu tố ảnh hưởng đến điều này cần được xem xét một cách đa dạng và tổng thể hơn. Vì cảm nhận hạnh phúc của học sinh tại trường học bị ảnh hưởng, chi phối bởi rất nhiều các yếu tố khác nhau.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

(1) Nguyễn Thị Hồng, Phan Thị Mai Hương (2021), “Tác động của thực hiện quyền tham gia ở trường học đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học cơ sở”, Tạp chí Tâm lý học (6), tr. 82 - 98.

(2) Nguyễn Thị Hồng (2020), “Trải nghiệm cảm xúc về thực hiện quyền tham gia của trẻ em tại trường học”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (5), tr. 417 - 421.

(3) Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Hồng (2020), “Mối quan hệ giữa thực hiện quyền tham gia của trẻ em tại trường học và trạng thái cảm xúc sau khi thực hiện quyền tham gia”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Tâm lý học - Giáo dục học vì sự phát triển học sinh và nhà trường hạnh phúc”, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, tr. 293 - 301.

(4) Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Hồng (2020), "Mối quan hệ giữa thực hiện quyền tham gia ở trường học và cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học cơ sở", Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế "Tâm lý học - Giáo dục học vì sự phát triển học sinh và nhà trường hạnh phúc", Nhà xuất bản ĐH Sư phạm Hà Nội, Tr.307-316.

 Ngọc Linh - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   |