Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Trần Thị Dự
Tên đề tài: Thuật ngữ pháp luật tiếng Việt về quyền con người

1. Họ và tên: Trần Thị Dự                                              2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 02/02/1984                                               4. Nơi sinh: Hà Nam

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Số 3380/QĐ-XHNV ngày 19/12/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Thuật ngữ pháp luật tiếng Việt về quyền con người

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                                    9. Mã số: 62 22 02 40

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Chính

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:  

Thuật ngữ pháp luật tiếng Việt về quyền con người được hình thành trên cơ sở ngôn ngữ dân tộc và vay mượn tiếng nước ngoài bằng ba con đường: thuật ngữ hoá từ thông thường, sao phỏng và ghép lai. Trong đó, thuật ngữ được hình thành bằng con đường thuật ngữ hoá từ thông thường chiếm 23,8%; bằng con đường sao phỏng chiếm 75,4%; bằng con đường ghép lai chiếm 0,8%. Hệ thuật ngữ này không có các thuật ngữ vay mượn tiếng nước ngoài bằng phương thức giữ nguyên dạng.

Thuật ngữ pháp luật tiếng Việt về quyền con người được cấu tạo từ một đến bảy yếu tố; có hình thức cấu tạo đa dạng và kiểu cấu tạo phong phú. Số các thuật ngữ được cấu tạo từ hai, ba, bốn yếu tố chiếm 80,6%. Mô hình có sức sản sinh cao cũng tập trung vào nhóm các thuật ngữ này. Số lượng thuật ngữ là từ ghép chính phụ hoặc ngữ chính phụ chiếm 98,8%; thuật ngữ là các danh từ hoặc ngữ danh từ chiếm 66%. So sánh với một số hệ thuật ngữ khác về mặt cấu tạo cho thấy điểm tương đồng và khác biệt của thuật ngữ pháp luật tiếng Việt về quyền con người.

Pháp luật về quyền con người có các phạm trù ngữ nghĩa rộng lớn và các đặc trưng khu biệt được hệ thuật ngữ này lựa chọn làm cơ sở định danh rất phong phú. Thuật ngữ pháp luật tiếng Việt về quyền con người chia thành 8 phạm trù ngữ nghĩa, trong đó phạm trù vi phạm quyền con người có nhiều thuật ngữ nhất (chiếm 22,8%). Việc định danh của thuật ngữ pháp luật tiếng Việt về quyền con người chủ yếu được triển khai theo hướng quy sự vật về loại lớn để chỉ ra những đặc điểm mang tính khái quát. Số đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh là 33 đặc trưng. Các phạm trù ngữ nghĩa ưu tiên lựa chọn các đặc trưng khác nhau để định danh và các đặc trưng: lĩnh vực, hoạt động, tính chất, hành vi cụ thể được sử dụng nhiều nhất và góp phần tạo nên nhiều thuật ngữ nhất.

330 thuật ngữ chưa đạt chuẩn ở các dạng khác nhau: đồng nghĩa ở các góc độ khác nhau; sử dụng dấu câu trong nội bộ thuật ngữ; phiên âm theo các cách khác nhau; tồn tại những yếu tố dư thừa không cần thiết; ghép các khái niệm với nhau. Trong đó thuật ngữ chưa đạt chuẩn do đồng nghĩa ở các mức độ khác nhau chiếm tỉ lệ cao nhất. Các thuật ngữ chưa đạt chuẩn cần phải tiến hành chuẩn hoá theo các phương pháp và nguyên tắc nhất định. Các giải pháp chuẩn hoá cho từng trường hợp cụ thể được luận án xác định là: ưu tiên lựa chọn những thuật ngữ ngắn gọn nhưng phản ánh chính xác nội hàm khái niệm; loại bỏ yếu tố dư thừa trong thuật ngữ miêu tả dài dòng; tách các thuật ngữ có kết từ không cần thiết; bổ sung hư từ cho các thuật ngữ còn thiếu nhằm phản ánh chính xác nội hàm khái niệm.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp thiết thực cho việc xây dựng, chỉnh lí, thống nhất, chuẩn hoá thuật ngữ pháp luật về quyền con người; là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, biên soạn giáo trình, tài liệu chuyên ngành luật học nói chung, lĩnh vực pháp luật về quyền con người ở nước ta nói riêng.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Tổ chức biên soạn từ điển giải thích thuật ngữ pháp luật tiếng Việt về quyền con người; nghiên cứu quá trình phát triển vấn đề quyền con người và thuật ngữ quyền con người qua các thời kì lịch sử; nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ pháp luật về quyền con người Anh - Việt; nghiên cứu sự hoạt động của thuật ngữ quyền con người tiếng Việt; nghiên cứu sự chuyển dịch tư tưởng quyền con người trong Luật Nhân quyền quốc tế vào hệ thống pháp luật Việt Nam.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Trần Thị Dự (2020), “Mô hình cấu tạo của thuật ngữ pháp luật về quyền con người là ngữ trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (8), tr.23-28.

Trần Thị Dự (2020), “Con đường hình thành thuật ngữ pháp luật về quyền con người tiếng Việt”, Tạp chí Từ điển học và bách khoa thư (5), tr.40-43.

Trần Thị Dự (2020), “Đặc điểm định danh của thuật ngữ pháp luật về quyền con người”, Từ điển học và bách khoa thư học - Lí luận và thực tiễn (Kỉ yếu hội thảo khoa học), tr. 88-105, Nxb. Dân Trí, Hà Nội.

 VNU Media - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   |