Mã số: 62 38 60 01
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4236/SĐH, ngày 12 tháng 11 năm 2007
của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Về kiến thức: Chương trình hoàn chỉnh kiến thức pháp lí cơ bản cho nghiên cứu sinh, cung cấp những kiến thức lí luận và thực tiễn chuyên sâu về luật quốc tế, bao gồm các vấn đề về chủ quyền quốc gia, biên giới và lãnh thổ, về các tổ chức quốc tế, về kinh tế, thương mại quốc tế, các cạnh pháp lí của quá trình hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- Về năng lực: Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Luật quốc tế, tiến sĩ luật quốc tế có thể sử dụng những kiến thức và kĩ năng được đào tạo để đảm nhận nhiều cương vị công tác khác nhau như:
· Làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo luật và các viện, trung tâm nghiên cứu luật;
· Làm công tác thực tiễn tại các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp khác trong bộ máy nhà nước như: Quốc hội, Chính phủ, hệ thống tòa án, các bộ, cơ quan ngang bộ, đặc biệt tại các đơn vị, bộ phận có chức năng đối ngoại hoặc có quan hệ với nước ngoài;
· Làm công tác nghiên cứu, tư vấn, quản lí hoặc thực tiễn khác trong các cơ quan, phái đoàn đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài hoặc bên cạnh các tổ chức quốc tế; làm việc cho các tổ chức quốc tế liên chính phủ hoặc phi chính phủ tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài;
· Làm việc cho các tổ chức, doanh nghiệp để hoạt động kinh tế, thương mại quốc tế.
- Về kĩ năng: Chương trình nhằm đào tạo cho nghiên cứu sinh những kĩ năng nghiên cứu và tác nghiệp trong lĩnh vực luật quốc tế. Tốt nghiệp chương trình, nghiên cứu sinh có khả năng tiến hành nghiên cứu độc lập về các vấn đề của luật quốc tế, có khả năng nhận định, đánh giá và tham gia vào quá trình hoạch định các chính sách, pháp luật về quan hệ đối ngoại, có khả năng tư vấn và tiến hành các giao dịch thương mại, kinh tế quốc tế.
- Về nghiên cứu: Chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Luật quốc tế nhằm đào tạo và hướng cho nghiên cứu sinh những hướng nghiên cứu chính sau đây:
· Những chuyển biến về lí luận và thực tiễn áp dụng luật quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa;
· Những chuyển biến về lí luận và thực tiễn áp dụng tư pháp quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa;
· Những vấn đề pháp lí quốc tế đương đại về chủ quyền quốc gia, biên giới, lãnh thổ, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;
· Cơ chế, khuôn khổ pháp lí quốc tế của quá trình hội nhập khu vực và toàn cầu;
· Các vấn đề pháp lí quốc tế đương đại về kinh tế, thương mại quốc tế, các thiết chế khu vực và toàn cầu về tài chính, kinh tế thương mại;
· Những vấn đề lí luận và thực tiễn đặt ra đối với Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế.
II. TÊN VĂN BẰNG VÀ MÔN THI TUYỂN SINH
1. Tên văn bằng
- Tên tiếng Việt: Tiến sĩ Luật học
- Tên tiếng Anh: Doctor of Philosophy in Laws
2. Môn thi tuyển sinh
- Môn thi cơ bản: Triết học Mác – Lênin (đối với NCS thi từ cử nhân)
- Môn thi cơ sở: Lí luận chung về nhà nước và pháp luật (đối với NCS thi từ cử nhân)
- Môn thi ngoại ngữ: một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc (trình độ C)
- Môn thi chuyên ngành: Luật quốc tế
- Bảo vệ đề cương nghiên cứu.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
1.1. Đối với nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sĩ: Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 09 tín chỉ, trong đó:
- Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao: 3 tín chỉ
- Khối kiến thức chuyên đề tiến sĩ: 6/36 tín chỉ
- Luận án
1.2. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ: phải hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Luật quốc tế (trừ Luận văn), sau đó tiếp tục chương trình như đối với NCS đã có bằng thạc sĩ.
Tổng số đơn vị học trình phải tích luỹ: 61 tín chỉ, trong đó:
- Khối kiến thức chung (bắt buộc): 11 tín chỉ
- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 41 tín chỉ
+ Bắt buộc: 33 tín chỉ
+ Lựa chọn: 8/16 tín chỉ
- Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao: 3 tín chỉ
- Khối kiến thức chuyên đề tiến sĩ: 6/36 tín chỉ
- Luận án
Khung chương trình đào tạo xin xem tại đây
|