Đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Đại học
Thông tư 03/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 3 năm 2012 và Thông tư số 24/2012/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 6 năm 2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2012/TT-GDĐT ngày 05 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 3 năm 2012 và Thông tư số 24/2012/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 6 năm 2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 3 năm 2012của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 7 như sau:
c) Thí sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế; trong đội tuyển tham dự hội thi sáng tạo khoa học kĩ thuật quốc tế, đã tốt nghiệp trung học phổ thông được tuyển thẳng vào đại học. Nếu chưa tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ được bảo lưu sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông;”
2. Bổ sung điểm i vào khoản 2 Điều 7 như sau:
“i) Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo; thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định tại Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015 theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ.
Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường qui định.”
3. Bổ sung điểm đ vào khoản 1 Điều 8 như sau:
“đ) Thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học, có nguyện vọng học liên thông lên cao đẳng hoặc đại học theo hình thức chính quy phải nộp hồ sơ ĐKDT theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông, dự thi theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được xét tuyển theo nguyện vọng học liên thông đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi vào trường CĐ hoặc trường ĐH.”
4. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 3 Điều 9 như sau:
“d) Ra quyết định thành lập bộ máy giúp việc cho HĐTS trường bao gồm: Ban Thư ký, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Chấm thi, Ban Chấm kiểm tra, Ban Phúc khảo. Tuỳ hoàn cảnh cụ thể của từng trường, Chủ tịch HĐTS trường có thể thành lập Ban Cơ sở vật chất hoặc chỉ định một nhóm cán bộ để phụ trách công tác cơ sở vật chất cho kỳ thi tuyển sinh của trường. Các Ban này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch HĐTS trường;”
5. Bổ sung Điều 14a vào sau Điều 14 như sau:
Điều 14a. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấm kiểm tra
1. Thành phần của Ban Chấm kiểm tra:
a) Trưởng ban do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng đảm nhiệm. Trong cùng một kỳ thi, người làm Trưởng ban chấm kiểm tra không đồng thời làm Trưởng ban chấm thi hoặc Trưởng ban phúc khảo;
b) Các uỷ viên: gồm cán bộ phụ trách từng môn chấm thi và cán bộ chấm thi.
Những người đã tham gia Ban Chấm thi thì không được tham gia Ban Chấm kiểm tra.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấm kiểm tra
a) Ban Chấm kiểm tra tổ chức chấm ngẫu nhiên tối thiểu 5% tổng số bài thi của từng môn thi tự luận;
b) Quy trình chấm kiểm tra được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 28 của Quy chế này;
3. Việc tổ chức đối thoại hay không đối thoại giữa các lần chấm (nếu có đề nghị) do Chủ tịch HĐTS quyết định.”
6. Sửa đổi, bổ sung điểm a, b và điểm e khoản 2 Điều 16 như sau:
“a) Khối N thi các môn: Ngữ văn, 02 môn Năng khiếu;
b) Khối H thi các môn: Ngữ văn, 02 môn Năng khiếu;
e) Khối S thi các môn: Ngữ văn, 02 môn Năng khiếu;”
7. Sửa đổi đoạn mở đầu của khoản 1 Điều 20 như sau:
“Đề thi, đáp án, thang điểm kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ khi chưa công bố thuộc danh mục bí mật Nhà nước độ “Tối mật”. Quá trình làm đề thi; chuyển giao đề thi cho ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ, tới các cơ sở được giao nhiệm vụ in, sao đề thi; quá trình in, sao, đóng gói đề thi, chuyển giao tới các điểm thi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định sau đây:”
8. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 25 như sau:
“c) Chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có thẻ nhớ cắm thêm vào và không soạn thảo được văn bản; các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh và hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác.”
9. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 33 như sau:
b) Các trường ĐH, CĐ đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ, được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các tỉnh thuộc khu vực này (trừ những thí sinh đã được xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng quy định tại điểm i khoản 2 Điều 7) với kết quả thi thấp hơn điểm sàn 1,0 điểm và phải học bổ sung kiến thức 01 học kỳ trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường qui định.”
10. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 35 như sau:
2. Trên cơ sở điểm sàn do Bộ GD&ĐT công bố, chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm việc xét tuyển. Các trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển, thời gian xét tuyển mỗi đợt là 20 ngày, tính từ ngày thông báo xét tuyển. Các chi tiết liên quan đến điều kiện xét tuyển và thời gian xét tuyển được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường, trang thông tin điện tử về tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 30/10 hằng năm.”
11. Bổ sung điểm g vào khoản 4 Điều 41 như sau:
“g) Không thực hiện đúng quy định tại điểm c, điểm d khoản 3 Điều 36a.”
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày    tháng     năm 2013.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 VNU Media - Ban Đào tạo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :