Chương trình đào tạo thạc sĩ
Trang chủ   >  ĐÀO TẠO  >   Chương trình đào tạo thạc sĩ  >  
Đào tạo Tiến sĩ-Chuyên ngành Hóa dầu và xúc tác hữu cơ

Mã số: 62 44 35 01

 (Ban hành kèm theo Quyết định số…3735 /SĐH, ngày…02…tháng…10…năm 2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Về kiến thức:

Chương trình đào tạo tiến sĩ, chuyên ngành "Hóa dầu và xúc tác hữu cơ" nhằm trang bị nghiờn cứu sinh các kiến thức chuyên sâu và khả năng nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng về các lĩnh vực:

- Hoá học dầu mỏ

- Các vật liệu xúc tác, hấp phụ, xử lý môi trường dầu khí.

- Phân tích dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ.

- Các phụ gia cho sản phẩm dầu, các hoá chất  nhằm chế tạo các dung dịch khoan, nước bơm ép cho khai thác dầu thô.

2. Về kỹ năng:

Bồi dưỡng kĩ năng giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học. Sau khi tốt nghiệp, tiến sĩ chuyên ngành có khả năng phân tích, phát hiện, lựa chọn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thuộc chuyên ngành Hóa dầu và xúc tác hữu cơ để bổ sung vào nhận thức của cá nhân và ứng dụng vào giảng dạy, nghiên cứu khoa học, giải quyết độc lập hoặc liên kết với các đồng nghiệp khác các vấn đề thực tế của đất nước và công tác khác.

3. Về năng lực:

Sau khi tốt nghiệp các tiến sĩ trong lĩnh vực hóa dầu và xúc tác hữu cơ được đào tạo có thể:

- Làm cán bộ nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, cán bộ giảng dạy tại các trường đại học, tham gia vào các dự án của Tổng công Ty dầu khí, các Công Ty về dầu khí, xăng, dầu.

          - Làm công tác quản lý tại các Công ty, Tổng Công ty về dầu khí, xăng dầu.

- Tham gia vào các quá trình sản xuất ở các công ty, nhà máy lọc - hoá dầu.

          - Làm công tác nghiên cứu hoặc quản lý liên quan đến hoá học và dầu khí.

4. Về nghiên cứu:

- Tự lập nghiên cứu theo một hướng hẹp trong lĩnh vực hóa học hay chuyên ngành Hóa dầu và xúc tác hữu cơ.

- Tham gia hợp tác với các đồng nghiệp giải quyết các hướng lớn phục vụ các yêu cầu thực tế của đất nước.

- Tham gia vào các chương trình đào tạo sau đại học của cơ quan đang công tác.

- Xây dựng hướng chuyên ngành hẹp đã từng nghiên cứu..

 

 

II. TÊN VĂN BẰNG VÀ MÔN THI TUYỂN SINH

1. Tên văn bằng

+ Tiếng Việt: Tiến sĩ Hóa học.

+ Tiếng Anh: Doctor of Philosophy in Chemistry.

2. Môn thi tuyển sinh

Đối với các đối tượng đã có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành hoặc chuyên ngành phù hợp hoặc chuyên ngành gần với chuyên ngành Hóa dầu và xúc tác hữu cơ:

+ Môn chuyên ngành: Hóa học dầu mỏ.

+ Môn ngoại ngữ: Trình độ C, thi một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.

+ Bảo vệ đề cương nghiên cứu.

 

Đối với các đối tượng bằng đại học chính quy đúng chuyên ngành hoặc chuyên ngành phù hợp hoặc chuyên ngành gần với chuyên ngành Hóa dầu và xúc tác hữu cơ:

+ Môn thi cơ bản: Toán cao cấp II

+ Môn thi cơ sở: Cơ sở lý thuyết hóa học và cấu tạo chất

+ Mụn ngoại ngữ: Trỡnh độ C (một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Phỏp,       Đức, Trung Quốc)

+ Môn chuyên ngành: Hóa học dầu mỏ

+ Bảo vệ đề cương nghiên cứu.

 

 

III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành hoặc chuyên ngành gần sau khi đã học bổ sung kiến thức:

+ Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao:                 3 tín chỉ

+ Khối kiến thức chuyên đề tiến sĩ:           6/10 tín chỉ

+ Luận án Tiến sĩ.    

Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ:

Tổng số tín chỉ phải tích lũy:                            51 tín chỉ, trong đó:

+ Khối kiến thức chung (bắt buộc):                    11 tín chỉ

+ Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:         31 tín chỉ

- Các môn họcbắt buộc:                          23 tín chỉ

- Các môn học lựa chọn:                           8/14 tín chỉ

+ Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao:                     3 tín chỉ

+ Khối kiến thức chuyên đề tiến sĩ:              6/10 tín chỉ

+ Luận án Tiến sĩ.

Khung chương trình đào tạo xin xem tại đây

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :