Sách và học liệu
Trang chủ   >  Tin tức  >   Sách và học liệu  >  
Tú sách Khoa học: Giáo trình “Cơ sở các Hệ thống thông tin"
Cổng thông tin Điện tử ĐHQGHN trân trọng giới thiệu tới bạn đọc Giáo trình “Cơ sở các Hệ thống thông tin" do tác giả Hà Quang Thụy chủ biên, sách năm trong tủ sách Khoa học do NXB ĐHQGHN phát hành.

Trên thế giới, các ngành đào tạo về Khoa học Máy tính (KHMT), Kỹ nghệ máy tính (KNMT), Hệ thống thông tin (HTTT) là các ngành đào tạo xuất hiện từ trước năm 1990, trong đó KHMT tập trung vào miền ứng dụng “phần mềm”, KNMT tập trung vào miền ứng dụng “phần cứng” và HTTT tập trung vào miền ứng dụng “nghiệp vụ” (business). Mục tiêu đào tạo của các chương trình đào tạo HTTT được hai hiệp hội nghề nghiệp thế giới là Hiệp hội máy tính (Association for Computing Machinery: ACM) Hiệp hội HTTT (Association for Information Systems: AIS) xác định đào tạo những người chuyên nghiệp "tích hợp giải pháp công nghệ thông tin quy trình nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin, phát triển tài nguyên quy trình của doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp đạt mục tiêu hiệu quả với hiệu suất cao". Yếu tố cốt lõi miền ứng dụng “nghiệp vụ” tạo nên một phổ rất rộng lớn các trường đào tạo ngành HTTT trên thế giới và tên gọi “Hệ thống thông tin quản lý” chiếm tỷ lệ cao nhất trong các chương trình đào tạo HTTT [IS2010]. Ở Việt Nam, ngành đào tạo HTTT với tên gọi “HTTT quản lý” được thâm nhập vào khối các trường đại học quản lý - kinh tế sớm hơn so với các trường đại học công nghệ thông tin (CNTT), vì vậy, các chương trình đào tạo HTTT máy tính (Computer Information Systems) mới chỉ xuất hiện trong thời gian gần đây. Chương trình đào tạo HTTT (bậc đại học và bậc cao học) tại Khoa CNTT, Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được thiết kế dựa trên các hướng dẫn chương trình khung HTTT do hai hiệp hội nghề nghiệp ACM và AIS phối hợp thực hiện (Chương trình khung đại học năm 2010 [IS2010] và chương trình khung thạc sỹ năm 2016 [MSIS2016]) có tham chiếu tới chương trình đào tạo HTTT tại một số trường đại học hàng đầu thế giới. Chương trình đào tạo HTTT bậc đại học tại Trường ĐHCN được tổ chức thực hiện từ năm 2010.

Trong hướng dẫn chương trình khung HTTT bậc đại học của ACM AIS năm 2010 [IS2010], môn học " sở các Hệ thống thông tin" (Fundamentals of Information Systems) là môn học cốt lõi đầu tiên. Môn học này có tần suất xuất hiện cao trong các chương trình đào tạo HTTT bậc đại học ở nước Mỹ (119 chương trình trong số 138 chương trình đào tạo đã được kiểm định ABET theo khảo sát của ChristopherCorbin Bell vào năm 2012 [Bell12] và 247 chương trình trong số 394 chương trình đào tạo theo khảo sát của Drew Hwang cộng sự vào năm 2015 [Hwang15]).

Môn học "Cơ sở các Hệ thống thông tin" là môn học cơ sở ngành cốt lõi đầu tiên trong chương trình đào tạo HTTT tại Trường ĐHCN. Để học liệu cho sinh viên, bài giảng điện tử "Cơ sở các Hệ thống thông tin" đã được xây dựng từ năm 2013 dựa trên tài liệu về các nguyên lý HTTT (Principles of Information Systems) được Ralph M. Stair và George Reynolds biên soạn [Stair10] (giáo trình này có sử dụng một số nội dung từ phiên bản gần đây hơn [Stair18]) do tài liệu này được nhóm công tác của ACM và AIS khuyến nghị là một học liệu tốt cho môn học [IS2010]. Giáo trình sở các Hệ thống thông tin này phiên bản hoàn thiện của bài giảng nói trên. Chúng tôi có một số định hướng sau đây khi biên soạn giáo trình này. Thứ nhất, giáo trình được định hướng tập trung vào một khung nhìn hệ thống kỹ thuật đối với HTTT, tuy nhiên, một khung nhìn hệ thống xã hội – kỹ thuật cũng được giới thiệu một cách phù hợp. Thứ hai, bố cục của giáo trình được tham chiếu theo bố cục của một số tài liệu giáo khoa tốt về sở HTTT [Stair10, Stair16, Laudon16, Stair18]. Thứ ba, nhiều nội dung từ các tài liệu chuyên sâu hơn và cập được mô tả. Vấn đề quốc tế hóa đối với hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp cũng được đề cập.

Chương 5. Hệ thống thông tin quản lý và Hệ thống hỗ trợ quyết định: trình bày hai loại hệ thống cung cấp thông tin trong doanh nghiệp tương ứng với vấn đề có cấu trúc (HTTT quản lý) và vấn đề không cấu trúc (hệ thống hỗ trợ quyết định). Đầu tiên, giáo trình giới thiệu về quy trình ra quyết định (ba bước) và quy trình giải quyết vấn đề (năm bước), quyết định được lập trình (vấn đề có cấu trúc) và quyết định không được lập trình (vấn đề không cấu trúc). Tiếp đó, một khung nhìn khái quát các HTTT quản lý và bốn HTTT quản lý quan trọng trong doanh nghiệp (quản lý tài chính, quản lý sản xuất, quản lý tiếp thị, quản lý nguồn nhân lực) được trình bày. Các hệ thống thành phần của các HTTT quản lý trên đây được mô tả chi tiết. Nội dung cuối cùng trong chương đề cập tới hệ (thống) hỗ trợ quyết định (decision support system: DSS) các hệ thống liên quan. Các thành phần của hệ hỗ trợ quyết định được trình bày chi tiết. Hai kiểu HTTT dựa trên hệ hỗ trợ quyết định là hệ hỗ trợ nhóm và hệ hỗ trợ điều hành được giới thiệu.

Chương 6. Hệ thống quản lý tri thức và Hệ thống thông tin chuyên dụng: bắt đầu bằng việc giới thiệu tri thức tổ chức, yếu tố cốt lõi đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của mọi tổ chức. Các kiến thức chung về các hệ thống trí tuệ nhân tạo (khái niệm, bản chất của trí tuệ, khác biệt giữa trí tuệ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo, thành phần chính của trí tuệ nhân tạo) được giới thiệu. Hai hệ thống trí tuệ nhân tạo điển hình là hệ thống xử lý ngôn ngữ tự nhiên (bao gồm xử lý tiếng Việt) và hệ chuyên gia được trình bày. Hệ thống thực tại ảo (một HTTT chuyên dụng điển hình) được mô tả. Một lớp chủ đề xử lý thông tin thời sự trong doanh nghiệp là phân tích dữ liệu và khoa học dữ liệu cũng được giới thiệu.

Chương 7. Chống lãng phí, sai sót máy tính An toàn thông tin trình bày hai nội dung chính đảm bảo HTTT hoạt động hiệu quả. Trong bối cảnh máy tính và hệ thống thông tin đã trở thành thành phần không thể thiếu trong đời sống của con người, tổ chức và xã hội thì các vấn đề về lãng phí, lỗi và tội phạm máy tính đã trở thành các vấn đề lớn cần phải được lưu tâm, đặc biệt đối với những người chuyên nghiệp HTTT. Khái niệm lãng phí – sai sót máy tính và các giải pháp chống lãng phí – sai sót máy tính được giới thiệu. An toàn thông tin chiếm phần lớn nội dung của chương này. Khái niệm ATTT theo chuẩn ISO/IEC 27000:2014 với ba chiều bảo mật, sẵn sàng toàn vẹn được trình bày. Phần mềm độc hại và sử dụng phần mềm chống phần mềm độc hại được giới thiệu. Các hình thức tội phạm theo khung nhìn máy tính vừa là công cụ vừa là đối tượng tấn công của tội phạm máy tính được giới thiệu chi tiết. Các nội dung cơ bản nhất về văn bản pháp luật (điển hình là Luật an toàn thông tin mạng) và một số tổ chức quản lý ATTT tại Việt Nam được giới thiệu.

Hai chương cuối cùng của giáo trình trình bày về phát triển hệ thống. Chương 8. Phát triển hệ thống: Khảo sát và Phân tích trình bày về nguyên lý chung phát triển hệ thống, vòng đời phát triển hệ thống, các nhân tố ảnh hưởng tới thành công của phát triển hệ thống. Chương này cũng phân tích chi tiết nội dung của bước khảo sát và bước phân tích trong vòng đời phát triển HTTT. Trong khảo sát hệ thống, các khía cạnh khởi động khảo sát hệ thống, những người tham gia khảo sát hệ thống, phân tích tính khả thi, khảo sát hệ thống hướng đối tượng và báo cáo khảo sát hệ thống được trình bày. Nguyên tắc chung trong phân tích hệ thống, đội phân tích hệ thống, các bước phân tích chủ yếu (thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và phân tích yêu cầu, báo cáo phân tích hệ thống) và phương pháp phân tích hệ thống hướng đối tượng được mô tả. Chương 9. Phát triển hệ thống: Thiết kế, triển khai, bảo trì và đánh giá: bao gồm bốn nội dung là thiết kế hệ thống, triển khai hệ thống, bảo trì hệ thống và đánh giá hệ thống. Thiết kế hệ thống và triển khai hệ thống là hai nội dung quan trọng nhất của chương này. Hai khía cạnh thiết kế lôgic và thiết kế vật lý, tiếp cận thiết kế hướng đối tượng và các nội dung thiết kế chủ yếu (thiết kế giao diện, thiết kế an ninh, thiết kế môi trường, lựa chọn phương án thiết kế hệ thống, chốt đặc tả thiết kế hệ thống, báo cáo thiết kế hệ thống) được trình bày. Đối với triển khai hệ thống, các công việc chuẩn bị phần cứng, phần mềm, thu thập hệ thống CSDL và truyền thông, chuẩn bị người sử dụng và nhân sự HTTT cũng như các cách thức khởi động hệ thống được giới thiệu chi tiết. Các bước vận hành, bảo trì hệ thống và đánh giá hệ thống được giới thiệu một cách phù hợp.

Ở cuối mỗi chương, mục Giới thiệu tài liệu đọc thêm giới thiệu sơ bộ về một số tài liệu chuyên sâu nhằm định hướng người đọc có nhu cầu đi sâu vào các nội dung điển hình nhất trong chương, mục Câu hỏi và bài tập cung cấp cho người học các câu hỏi và bài tập luyện tập để hệ thống hóa và làm sâu sắc hơn các nội dung chính được trình bày trong chương.

Dave Chaffey [Chaffey15] nhận định rằng sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ và ứng dụng trong kinh doanh làm nảy sinh không ngừng các thuật ngữ và biệt ngữ (jargon) mới và việc tường minh sự khác biệt giữa các thuật ngữ HTTT và liên quan ngay trong tiếng Anh cũng được coi là một vấn đề. Do đó, chuyển đổi thuật ngữ HTTT từ tiếng Anh sang tiếng Việt, đặc biệt là lựa chọn các cụm từ viết tắt, là một thách thức rất lớn đối với chúng tôi. Chúng tôi sử dụng đồng thời các cụm viết tắt đã khá phổ biến trong tiếng Việt như CNTT, HTTT hoặc TMĐT, v.v. cũng như trong tiếng Anh như B2B, ERP, CRM, v.v. Trong mọi trường hợp, ở lần xuất hiện đầu tiên của một thuật ngữ tiếng Việt, chúng tôi ghi kèm thuật ngữ tiếng Anh tương ứng. Việc sử dụng cụm từ viết tắt tiếng Việt hay tiếng Anh tùy thuộc vào độ phổ biến hiện thời của chúng chúng tôi khảo sát được. Hơn nữa, chúng tôi tổ chức một bảng cụm từ viết tắt phổ biến ở đầu giáo trình bảng thuật ngữ liên quan cuối giáo trình. Về cơ bản, các thuật ngữ liên quan được sắp xếp theo thứ tự xuất hiện của chúng trong giáo trình để giữ được mối liên quan của các thuật ngữ với vùng chủ đề của chúng và khai thác mối liên hệ ngữ nghĩa của các thuật ngữ gần nhau.

Như được giải thích ở trên, chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm các công bố liên quan về thực tiễn triển khai HTTT tại Việt Nam để làm ví dụ minh họa trong giáo trình, tuy nhiên, do chưa tìm được một lượng đủ phù hợp các công bố như vậy cho nên một t lệ lớn các ví dụ minh họa được thừa kế từ các tài liệu tham khảo, điển hình là [Stair10, Stair16, Stair16, Laudon16].

Các tác giả chân thành cám ơn PGS.TS. Nguyễn Trí Thành, PGS.TS. Nguyễn Đình Hóa, PGS.TS. Đỗ Văn Thành, PGS.TS. Đỗ Trung Tuấn, PGS.TS. Nguyễn Hải Châu, PGS.TS. Phan Xuân Hiếu, TS. Trần Trọng Hiếu, TS. Đặng Thanh Hải đã đọc, đóng góp nhiều ý kiến quý giá, giúp các tác giả hiệu chỉnh, bổ sung để hoàn thành giáo trình này.

Chúng tôi chân thành cảm ơn mọi ý kiến góp ý tiếp tục cho giáo trình. Mọi góp ý xin được gửi về Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Các tác giả

 

 

 VNU Media - NXB ĐHQGHN
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :